Đầu tháng 12, căn hộ cao cấp tại TP HCM vẫn bị mất giá dù các dự án này từng bị bốc hơi trên 50% trong các tháng 4-8. Chuyên gia dự báo, sắp tới bất động sản cao cấp càng "mệt" vì đã có nhiều bong bóng ở phân khúc thị trường này.
Đầu tháng 12, căn hộ cao cấp tại TP HCM vẫn bị mất giá dù các dự án này từng bị bốc hơi trên 50% trong các tháng 4-8. Chuyên gia dự báo, sắp tới bất động sản cao cấp càng "mệt" vì đã có nhiều bong bóng ở phân khúc thị trường này.
Theo khảo sát của hệ thống sàn giao dịch Vinaland đầu tháng 12, hàng loạt các căn hộ cao cấp như The Vista, Richland Hill, Thảo Điền River View tiếp tục bị giảm từ 1 đến 2 triệu đồng mỗi m2 so với cuối tháng 11. Cũng được xếp vào hàng "đỉnh", biệt thự trên cao (penthouse) trong nhiều dự án An Hòa, An Cư bị mất giá từ 4,5 đến 8,7% so với tháng trước.
Ngoài ra, Vinaland còn thống kê được đất nền không khu Đông Thủ Thiêm giảm giá 7,7%, đất dự án Thế Kỷ 21, Phú Mỹ ở ven sông giảm từ 5,3 đến 6,7%. Trước đó đất nền đã giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 10, với tỷ lệ 50-60%.
Tương tự, khảo sát thị trường của Sacomreal cũng cho thấy các dự án căn hộ cao cấp từng làm mưa làm gió cuối năm 2007 như The BMC Hưng Long, Phú Mỹ, The Maison, New Saigon... đều đứng giá hoặc giảm trung bình 1 triệu đồng mỗi m2.
Trong khi đó, khảo sát của CBRE cho thấy dòng căn hộ cao cấp trong 1 năm qua tính từ tháng 11/2007 đến tháng 11 năm nay đã mất giá cao nhất 52%. Cụ thể, căn hộ Phú Mỹ Hưng, dự án The Grand View từ 2.400 USD giảm xuống còn 1.145 USD mỗi m2. Dự án căn hộ cao cấp Saigon Pearl từ khung 3.500 USD đã hạ dần xuống mức 2.500 USD mỗi m2. The Manor I năm ngoái còn được thị trường chấp nhận giá 3.500 USD nay chỉ còn 2.400 USD mỗi m2. Cantavil Hoàn Cầu, Hùng Vương Plaza cũng bị giảm 1.100 - 900 USD mỗi m2.
Chuyên gia này cũng khuyến cáo doanh nghiệp địa ốc nên tỏ thái độ cầu thị và tích cực giúp thị trường hồi phục bằng cách điều chỉnh lại khung giá, tạo ra nhiều sản phẩm vừa túi tiền hơn là cố giữ giá cao.
Các chuyên gia bất động sản đều thống nhất rằng, quy luật chung của toàn cầu đang dần dần chiếm lĩnh và làm xoay chuyển trục giá trị của thị trường nhà đất Việt Nam. Theo đó, bất động sản không còn là ngành leo dốc chạy đua siêu lợi nhuận nữa. "Quy tắc trong tương lai của thị trường nhà đất sẽ là an toàn thì lợi nhuận thấp và càng siêu lợi nhuận thì càng nhiều rủi ro", một chuyên gia nhấn mạnh.
Thanh Lê