Các khu đô thị Keetwonen với những căn hộ khang trang và tiện nghi, làm từ các đầy hứa hẹn cho một trong những hướng đi mcontainter ở Hà Lan, đang trở thành một "cơn sốt"ang tính cách mạng của ngành xây dựng thế giới.
Các khu đô thị Keetwonen với những căn hộ khang trang và tiện nghi, làm từ các đầy hứa hẹn cho một trong những hướng đi mcontainter ở Hà Lan, đang trở thành một "cơn sốt"ang tính cách mạng của ngành xây dựng thế giới.
“Biệt thự” container
Việc sống tạm bợ trong những chiếc container đồ sộ trên các xe tải cỡ lớn chạy trên quốc lộ không phải là điều hiếm gặp trên thế giới. Những ai từng “nếm mùi” kiểu sống này đều cảm thấy vô cùng khổ sở vì “căn nhà” này quá nóng vào mùa hè và quá lạnh vào mùa đông. Ngoài ra, sự bất tiện về công trình phụ hay tiếng ồn đặc trưng của cấu trúc kim loại hình ống cũng khiến nhiều người cho rằng sống trong container là việc “cực chẳng đã”.
Khi thành phố Amsterdam (Hà Lan) quyết định kí hợp đồng với công ty xây dựng TempoHousing để xây dựng “thành phố container” lớn nhất thế giới với tên gọi Keetwonen vào năm 2006, sự quyến rũ của kiến trúc độc đáo này mới thực sự trở thành hình mẫu lý tưởng cho khái niệm “căn hộ container”. Sinh viên thành phố Amsterdam là những người sung sướng nhất với dự án này, bởi trong khoảng 50.000 sinh viên đang đi tìm thuê nhà giá rẻ đã có hơn 1.000 sinh viên may mắn được sống trong những căn hộ container sang trọng.
Bước chân vào khu đô thị container Keetwonen, bạn sẽ choáng ngợp trước những tòa nhà nhiều tầng chạy dài, các căn hộ đều yên tĩnh, thoáng mát và đầy đủ tiện nghi cho cả một gia đình. Các kiến trúc sư đã ghép các thùng container lại với nhau, cắt gọt tạo cửa sổ, cửa ra vào và lắp các thiết bị cần thiết. Mỗi căn hộ đều có ban công riêng, ở trong một khu nhà nhất định với hệ thống trung tâm cung cấp điện, nước, điều hòa, Internet tốc độ cao... Lớp mái trên cùng của các căn hộ là lớp cách nhiệt có chức năng chống nóng, đồng thời thoát nước mưa cho cả khu nhà.
Theo công ty TempoHousing, các căn hộ thuộc khu đô thị Keetwonen còn làm được những điều mà các kí túc xá sinh viên truyền thống không làm được. Đó là sinh viên được sở hữu nhà tắm riêng, bếp, phòng ngủ, phòng học cùng hệ thống điều hòa không khí tự động. Mỗi căn hộ đều có một bể chứa nước nóng 50 lít và một hệ thống loa báo có khách đến thăm. Để biến nơi đây thành một khu đô thị thực sự, các nhà thiết kế còn xây dựng những bãi đỗ xe, siêu thị, quán cà phê và một khu thể thao.
Cuộc cách mạng về nhà ở
Thành công mang tính cách mạng của dự án Keetwonen chỉ được thế giới thực sự biết đến vào tháng 4/2008, khi dự án này được trao giải thưởng Funda Award, một trong những giải thưởng uy tín nhất của Hà Lan trong ngành công nghiệp xây dựng, tôn vinh những công ty hay dự án mang tính đột phá. Theo đánh giá của ban tổ chức giải thưởng, “Keetwonen là ngôi sao sáng trong một thị trường xây dựng ảm đạm và thiếu tính đột phá”.
Dự án này được đánh giá cao nhất bởi tốc độ xây dựng nhanh và chi phí xây dựng cực thấp. Theo Tổng giám đốc điều hành Quinten de Gooijer của dự án, chính vì sự đón nhận nồng nhiệt của xã hội mà kế hoạch di dời khu đô thị Keetwonen sang một khu vực khác sẽ được lùi lại đến năm 2016 thay vì năm 2010 như dự định ban đầu của chính quyền thành phố Amsterdam.
Tiếp nối thành công của TempoHousing, nhiều công ty xây dựng khác trên thế giới cũng đã bắt tay vào việc xây dựng những khu căn hộ từ container. Hôm 12/6, kênh CNN của Mỹ đã làm một phóng sự về khu biệt thự tại vùng North Charleston, bang South Carolina. Công ty SG Blocks đã mạnh dạn ghép 4 container để tạo thành một căn biệt thự mà nếu nhìn từ bề ngoài không ai có thể nhận ra được sự khác biệt với các căn hộ bên cạnh.
“Sử dụng container dựng nhà đang là xu hướng mới hiện nay bởi giá thành rẻ hơn nhiều. Với 18 triệu container trên toàn thế giới, bạn có thể mua rất nhiều tại các bãi chứa. Ngoài ra, do các container được sản xuất để có sức chịu đựng lâu dài trong điều kiện khắc nghiệt của đại dương nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ bền của chất liệu”, người đồng sáng lập David Cross của SG Blocks phân tích.
Điều mà ông Cross tâm đắc nhất chính là khả năng tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường của loại nhà này. “Bạn sẽ cần khoảng 9.000kWh điện để nấu chảy khoảng 5.000kg thép, trong khi chỉ cần 400kWh điện chúng ta có thể biến nó thành một ngôi nhà. Như vậy năng lượng tiết kiệm được đối với 1 container có thể giúp bạn thắp sáng 1 bóng điện 70W trong 15 năm”, Cross cho biết.
Hiện nay, thế giới đã có thêm nhiều dự án nhà ở từ container như dự án All Terrain Cabin của công ty Bark Design Collective (Canada), dự án Cove Park Artist’s Retreat (Scotland), hay dự án Port- a- Bach (New Zealand)... Điều này cho thấy, ngành công nghiệp xây dựng thế giới đã tìm ra một giải pháp “xanh” giúp bảo vệ môi trường và giải quyết bài toán nhà ở thu nhập thấp.
(Theo GĐXH)