logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Cuối năm, nhà đất Hà Nội lại đóng băng

Tin thị trường

22:28 | 13/02/2010

Trong tháng cao điểm mua bán nhà đất, nhưng các trung tâm môi giới BĐS không có việc để làm. Nhiều “kịch bản” lạc quan cho thị trường nhà đất cuối năm, nhưng thực tế đã diễn ra hoàn toàn khác.

Trong tháng cao điểm mua bán nhà đất, nhưng các trung tâm môi giới BĐS không có việc để làm. Nhiều “kịch bản” lạc quan cho thị trường nhà đất cuối năm, nhưng thực tế đã diễn ra hoàn toàn khác.

"Đuổi ruồi" vì ế khách

Có mặt tại nhiều sàn giao dịch nhà đất và trung tâm bất động sản (BĐS) tại Hà Nội những ngày cuối năm, nơi nào cũng mang một không khí chung: buồn ảm đạm do không có khách.

Anh Nguyễn Xuân Hồng, phụ trách kinh doanh của Trung tâm BĐS Lộc Điền, có văn phòng nằm trên trục đường Lê Văn Lương (Vạn Phúc, Hà Đông) cho biết: 2-3 tháng trước, mỗi tháng trung tâm vẫn môi giới cho khoảng trên dưới 10 giao dịch mua bán nhà đất thành công.

Thế nhưng, từ đầu tháng 12/2009 đến nay, thị trường gần như đóng băng. Hãn hữu lắm mới có người đến hỏi thông tin giá cả, chứ chẳng mua bán gì.

Không có khách tìm mua, nên giá nhà đất tại những khu vực trước đó không lâu vẫn hừng hực sốt nóng, nay cũng đã phải hạ giá. Hiện, đất nền tại khu đô thị Văn Khê, Dương Nội đã giảm từ 2-4 triệu mỗi mét, tùy vị trí.

Những lô liền kề nằm ngay mặt đường lớn hay đường Lê Văn Lương vẫn được nhiều người đồn đoán sẽ tăng lên đến 50 triệu/mét ngay trước Tết, nhưng nay giảm từ 1-2 triệu xuống còn 44-45 triệu mỗi mét.

Nằm cách khu đô thị Văn Khê không xa, khu đô thị dọc theo đường Lê Trọng Tấn, dù cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện rất nhanh và giá còn khá thấp, chỉ ngoài 20 triệu đồng/m2, nhưng những ngày vừa qua giá đất tại khu vực này cũng không tăng thêm.

Ngay cả các dự án vẫn được nhà đầu tư BĐS săn đón ráo riết trước đó, như Bắc An Khánh, Khu đô thị Vân Canh hay dự án trên đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, giá đều giảm và không có hoạt động mua bán.

Anh Văn Hải Hà, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Hòa Phát ngao ngán cho biết: đã hai tháng nay, bộ phận kinh doanh của sàn dường như chỉ “ngồi chơi xơi nước” vì sàn không có giao dịch.

Anh Hà cho biết thêm, thời điểm này, thị trường nhà đất toàn thành phố, cả phía đông lẫn phía tây đều lắng xuống. Có rất ít người rao bán hàng, trong khi người mua hàng còn ít hơn.

Mặc dù thị trường nhà đất hiện rất trầm lắng, nhưng căn hộ tại một số dự án trong nội đô hoặc gần trung tâm và thuận tiện đường giao thông, nếu người bán quá cần tiền mà phải đại hạ giá thì vẫn có người sẵn sàng bỏ tiền ra mua hàng.

Anh Bùi Viết Hải, nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, vào thời kỳ đỉnh điểm cơn sốt nhà đất năm 2009, anh mua một căn hộ tại khu đô thị Xa La, Hà Đông với giá gần 18 triệu/m2 với ý định đầu tư lâu dài.

Tuy nhiên, dịp cuối năm có nhiều khoản nợ cần phải trả mà không biết xoay ở đâu, anh đã phải rao bán lại căn hộ vừa mua. Thế nhưng, do thị trường đang đi xuống nên rao mãi vẫn không có khách hỏi thăm.

Nhà chung cư nhưng phải có môi trường sống tốt và thuận tiện giao thông mới có người hỏi mua. (Ảnh chụp tại khu đô thị Văn Quán, Hà Đông: Trọng Tuyến)

Vừa rồi, anh phải chịu lỗ, hạ giá bán xuống còn 16 triệu đồng/m2 (thấp hơn giá nhiều người đang rao khoảng 500 nghìn đồng/m2) thì ngay lập tức đã có người đặt cọc mua hàng.

Trong thời điểm thị trường đang đi xuống, tâm lý nhà đầu tư ai cũng muốn giữ hàng. Song, những trường hợp cần tiền phải bán nhà đất trong thời điểm này cũng không phải chuyện hiếm. Tuy nhiên, những trường hợp bán tháo BĐS như trên không làm thị trường sôi động hơn, trái lại, nó càng khiến cho thị trường nhà đất cuối năm càng thêm ảm đạm.

Chưa thể hồi phục

Theo nhiều chuyên gia BĐS thì bước sang năm 2010, thị trường nhà đất vẫn trong cảnh chợ chiều và chưa thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ thị trường sẽ hồi phục.

Ông Đặng Văn Quang, Trưởng phòng tư vấn chiến lược của Công ty John lang Lasalls Việt Nam cho biết: thị trường BĐS trong nước sẽ không có biến động lớn, ít nhất trong 6 tháng đầu năm.

Theo ông Quang, ngay cả khi sàn vàng đóng cửa, thị trường BĐS cũng không có biến động lớn, bởi, vốn trên thị trường vàng không quá lớn để có ảnh hưởng rõ nét.

Báo cáo thị trường BĐS Hà Nội quý IV/2009 của Savills và CBRE mới đây cho thấy, riêng trong quý IV, lượng căn hộ tung ra thị trường chiếm hơn 40% tổng số căn hộ được chào bán trong năm 2009, lớn hơn số lượng căn hộ chào bán hàng năm trong suốt giai đoạn từ 2003-2008.

Do lượng cung tăng cao chỉ trong một thời gian ngắn, vượt xa nhu cầu của thị trường nên giá căn hộ đã trở về mức giá khởi điểm.

Khảo sát của Savills và CBRE cũng cho thấy, trong năm 2010 và những năm tiếp theo, lượng căn hộ được các chủ đầu tư tung ra thị trường tiếp tục tăng.

Thị trường căn hộ “dội chợ” khiến giá cả sụt giảm, kéo theo sự sụt giảm về giá của đất nền tại nhiều khu vực. Một số dự án đô thị tại huyện Mê Linh thời kỳ cao điểm đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư bởi mức giá khởi điểm rất rẻ, chỉ 7,8 triệu mỗi mét.

Thời kỳ cao điểm, đất liền kề tại những dự án này tăng lên 11, 12 triệu chỉ trong ít hôm. Mặc dù mức giá này chưa phải là cao, nhưng hiện, đất nền tại khu vực này cũng không được mấy nhà đầu tư quan tâm.

Không chỉ riêng thị trường khu vực phía Tây và phía Bắc thành phố bị sụt giảm, khu vực phía đông Hà Nội, sau một thời gian tăng giá đến chóng mặt do hệ thống giao thông phát triển và những cây cầu lớn bắc qua sông Hồng như cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì hoàn thiện, nay cũng đã chững lại và không có nhiều nhà đầu tư dám liều lĩnh “ôm” hàng.

(Theo VNN)

Bài viết cùng chủ đề

  • Hơn 1.000 tỉ đồng đầu tư xây trường đua ngựa

    Hơn 1.000 tỉ đồng đầu tư xây trường đua ngựa

    Tin thị trường
  • Thị trường BĐS Châu Á tiếp tục tăng trưởng

    Thị trường BĐS Châu Á tiếp tục tăng trưởng

    Tin thị trường
  • Khởi công xây dựng dự án Anvie Resort & Residences

    Khởi công xây dựng dự án Anvie Resort & Residences

    Tin thị trường
  • Công bố giá bồi thường nhiều dự án

    Công bố giá bồi thường nhiều dự án

    Tin thị trường
  • Bất động sản Hồng Kông đến lúc điều chỉnh

    Bất động sản Hồng Kông đến lúc điều chỉnh

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop