Dù 80% những người đi làm thủ tục liên quan đến sổ đỏ cho biết họ không phải đi qua ‘nhiều cửa’, nhưng khoảng 23% số người được hỏi vẫn cho biết họ đã phải đưa ‘lót tay’ mới làm xong thủ tục, 10% phải đi qua môi giới (‘cò’) và 20% phải đi lại hơn 5 lần mới xong việc…
|
Gần 1/4 số người được hỏi cho biết phải lót tay khi làm sổ đỏ |
Trên đây là những con số kết quả khảo sát PAPI 2016 (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2016) trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Theo đó, PAPI đo lường hiệu quả cung ứng dịch vụ hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới người dân và chất lượng của dịch vụ này với những nội dung như: dịch vụ hành chính cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có liên đới tới tất cả các cấp chính quyền từ tỉnh/thành phố đến xã/phường.
Năm 2016, có khoảng 9% số người được hỏi trên phạm vi toàn quốc cho biết hộ gia đình họ đã sử dụng dịch vụ này. Trong số đó, có khoảng 79% cho biết họ hoặc người thân trong gia đình không phải đi qua nhiều nơi, gặp nhiều người mới làm xong thủ tục, tỉ lệ này giảm nhẹ so với kết quả khảo sát những năm trước, và cũng thấp hơn so với dịch vụ cấp phép xây dựng và dịch vụ hành chính ở cấp xã/phường.
Với khoảng nửa số tỉnh/thành phố, từ 80% những người đi làm thủ tục liên quan đến giấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất trở lên cho biết họ hoặc người thân trong gia đình không phải đi qua ‘nhiều cửa’ mới làm xong thủ tục. Tuy nhiên, ở Bạc Liêu, tỉ lệ này chỉ là 21%, mức thấp nhất toàn quốc.
Tương tự như vậy, trong khi ở hơn một nửa số tỉnh/thành phố, 84% số người đã sử dụng dịch vụ cho biết họ đã nhận được giấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất, thì ở Bình Dương tỉ lệ này chỉ xấp xỉ 1%.
Về tổng chất lượng dịch vụ cấp giấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất, kết quả tổng hợp ở chỉ tiêu này thấp nhất trong số bốn nhóm dịch vụ PAPI đo lường. Điểm trung bình toàn quốc ở chỉ tiêu này chỉ đạt 2,64 trên thang điểm từ 0-4. Điện Biên đạt điểm cao nhất (3,93 điểm) và Hưng Yên đạt điểm thấp nhất (0,92 điểm) ở chỉ tiêu này.
Có thể thấy các tiêu chí chưa được người sử dụng đánh giá cao gồm ‘nhận được kết quả đúng lịch hẹn’, ‘công chức thạo việc’ và ‘phí và lệ phí được niêm yết công khai’.
Phát hiện nghiên cứu năm 2016 cũng cho thấy, 68,7% số người đã đi làm thủ tục đã nhận được giấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất sau 30 ngày, theo đúng quy định của pháp luật, tăng 10% so với năm 2015. Song, vẫn có tới 10% phải chờ từ 100 ngày trở lên.
Ngoài ra, khoảng 23% cho biết họ đã phải đưa ‘lót tay’ mới làm xong thủ tục, 10% phải đi qua môi giới (‘cò’) và 20% phải đi lại hơn 5 lần mới xong việc.
Tăng mạnh tỷ lệ nhận được giấy phép xây dựng
Đối với dịch vụ cấp phép xây dựng, PAPI đo lường hiệu quả cung ứng dịch vụ cấp phép xây dựng cho các hộ dân khi họ có nhu cầu xây mới hoặc tu sửa nhà ở, nhà xưởng ở quy mô phải xin phép.
|
Tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng |
Trong số những người trả lời cho biết, hộ gia đình họ đã xin cấp phép xây dựng trên phạm vi toàn quốc năm 2016 (chiếm khoảng 6,5% tổng số người trả lời), 93% cho biết họ không phải đi qua nhiều nơi, gặp nhiều người mới làm xong thủ tục. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với tỉ lệ 69% của năm 2015.
Trong số những người đã xin cấp phép xây dựng năm 2016, khoảng 83% đã nhận được giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, ở Hưng Yên, chỉ có khoảng 10% số người đã xin cấp phép xây dựng nhận được kết quả.
Điểm tổng chất lượng dịch vụ cấp phép xây dựng năm 2016 của các tỉnh/thành phố đạt trung bình 3,55 điểm trên thang điểm từ 0-4. Khánh Hòa đạt điểm cao nhất ở chỉ tiêu này. Điểm tổng chất lượng cho dịch vụ cấp phép xây dựng của Bình Dương chỉ đạt khoảng 2 điểm, mức thấp nhất toàn quốc.
Về mức độ hài lòng với dịch vụ cấp phép xây dựng nói chung, điểm trung bình toàn quốc là 3,73 trên thang điểm từ 0-5. Dịch vụ cấp phép xây dựng ở Quảng Trị nhận được sự hài lòng cao nhất (đạt 4,74 điểm), trong khi Thái Bình chỉ đạt 1,56 điểm ở chỉ tiêu này.