logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Một số ý kiến của Tiến sỹ Phạm Gia Yên về dự thảo Luật Quy hoạch

Tin thị trường

08:39 | 12/04/2017

Với dự thảo Luật Quy hoạch, chúng tôi thấy còn nhiều vấn đề phải bàn, vấn đề đầu tiên là tên gọi của luật và phạm vi điều chỉnh.

  • Quy Hoạch Phân Khu Là Gì Và 8 Câu Hỏi Thường Gặp
  • Thành phố trực thuộc tỉnh là gì? Điều kiện, tiêu chuẩn ra sao?
  • 9 thủ tục hành chính trong lĩnh vực phát triển đô thị bị bãi bỏ


LTS: Từng có 37 năm làm việc liên tục trong ngành xây dựng, Tiến sỹ Phạm Gia Yên, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng chia sẻ một số ý kiến, góp ý của mình về dự thảo Luật Quy hoạch.

Bài viết này là bài đầu tiên trong loạt bài phân tích, góp ý về dự thảo trên.

Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả.

Sau khi nghiên cứu Luật Quy hoạch, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo trình Quốc hội, chúng tôi thấy việc các Bộ, ngành có sáng kiến trình Quốc hội ban hành pháp luật là cần thiết. 

Tuy nhiên, việc ban hành một luật mới, phải không gây ra sự chồng chéo lên các pháp luật đã có. Với dự thảo Luật Quy hoạch, chúng tôi thấy còn nhiều vấn đề phải bàn, vấn đề đầu tiên là tên gọi của luật và phạm vi điều chỉnh.

Nói về phạm vi điều chỉnh:

Phạm vi điều chỉnh theo dự thảo quy định là: Lập, thẩm định, phê duyệt các loại quy hoạch? Vậy có cần phải nêu rõ là loại quy hoạch nào không?  

Được biết đến thời điểm này theo chức năng của các Bộ, ngành, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành nhiều luật chuyên ngành, mà trong các luật chuyên ngành đều có phần quy định về công tác quy hoạch ngành đó.

dự thảo Luật Quy hoạch
Tiến sỹ Phạm Gia Yên, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng nêu một số ý kiến về dự thảo Luật Quy hoạch. (Ảnh: Anninhthudo.vn)

Ví dụ như: Luật Quy hoạch đô thị, thì trong quy hoạch đô thị có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết… trong đất đai có Luật Đất đai, trong đó quy định về quy hoạch đất đai, quy hoạch về cây trồng, vật nuôi cho từng vùng; 

Trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển trồng và bảo vệ từng loại rừng;

Luật Biển cũng đã quy định quy hoạch hệ thống cảng biển, hệ thống luồng lạch, quy định vùng nuôi trồng đánh bắt thủy sản trên biển, Luật Giao thông đường thủy, Luật Giao thông đường bộ… và rất nhiều các luật chuyên ngành đã được ban hành công tác quản lý nhà nước trong nhiều năm qua. 

Trong các luật cũng đều quy định về trình tự, thủ tục, lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch. 

Do các quy hoạch có đặc thù khác nhau, vì cấp thẩm định, cấp phê duyệt cũng rất khác nhau. 

Vì vậy, không thể có một “Luật Quy hoạch” như trong quy định của dự thảo tại Điều 1 để quy định về lập, thẩm định, phê duyệt như nhau được.

Hiểu như khoản 1 Điều 3 của dự thảo, nếu là quy hoạch tổng thể quốc gia, thì phải hiểu: Quy hoạch tổng thể quốc gia gồm 3 quy hoạch lớn, đó là: quy hoạch vùng đất quốc gia, quy hoạch vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và quy hoạch vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia. 

Như vậy, thì trái với Điều 1, vì phần trên đã nêu; vùng đất, vùng trời, vùng biển Việt Nam đã được khẳng định chủ quyền từ lâu, theo chức năng Chính phủ phân công cho các Bộ, ngành đã có pháp luật phủ kín các loại quy hoạch, vì vậy không thể có một loại quy hoạch tổng thể quốc gia phủ lên các pháp luật về quy hoạch đã có.

Nếu viết như phương án 1, Điều 3 “rà soát những vấn đề chồng chéo, bất cập giữa các quy hoạch ngành” thì đây cũng không phải là Luật Quy hoạch mà phải là Luật sửa đổi các Luật Quy hoạch

Mục 3 Điều 3: Quy hoạch ngành quốc gia – đây muốn nói đến các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước phát triển theo từng thời kỳ quy hoạch như:

Sản lượng lương thực quy ra thóc, sản lượng thịt, sản lượng sữa, sản lượng cao su, xi măng, sắt thép…

Đây là các ngành kinh tế độc lập, được Chính phủ giao cho các Bộ, ngành chức năng lâu nay đã lập, phê duyệt quy hoạch, nhưng quy định vào mục này không rõ, và lại tiếp tục gây chồng chéo.

Mục 5 Quy hoạch Tỉnh: Những lãnh đạo cấp tỉnh đều biết, tỉnh nào cũng có 1 bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tầm nhìn 20, 25 năm. 

Trên bản đồ đó là tổng hợp của các quy hoạch, thể hiện các điểm dân cư đô thị, các điểm dân cư nông thôn, các điểm dân cư kinh tế mới hoặc điểm dân cư phải di chuyển, hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, các vùng cây trồng, vật nuôi, vùng rừng phòng hộ, nguyên sinh…

Đồng thời, kèm theo một thuyết minh tổng hợp xác định tình hình phát triển từng giai đoạn.

Ngoài ra, còn một số số liệu mà không thể hiện được trên bản đồ, sản lượng lương thực các năm, sản lượng các loại vật nuôi, cây trồng, số lượng bác sỹ, giáo viên trên 1000 người cho từng năm… và rất nhiều các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác.

Nếu định nghĩa quy hoạch tỉnh như mục 5, thì các tỉnh sẽ không hiểu quy hoạch trong dự thảo là loại quy hoạch nào? Và với các quy định trong dự thảo thì không thể thực hiện được.

Tại mục 6 khoản 3 – Định nghĩa về quy hoạch đô thị: “là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị… và nhà ở”, điều này đã được nêu trong khoản 4 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị có nên viết lại vào luật này không?

Cách viết này có vi phạm luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không?

- Tại mục 3 Điều 11 dự thảo ghi: 

+ Quy hoạch đô thị, nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật, pháp luật về xây dựng;

+ Quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị.

Dự thảo Luật quy định như thế là đúng, vì lĩnh vực xây dựng đã có Luật Quy hoạch đô thị được Quốc hội ban hành và đã đi vào cuộc sống. 

Nhưng chỉ nói riêng về quy hoạch đô thị thì chưa đủ, còn rất nhiều các luật chuyên ngành như đã nêu ở phần trên, đã có phần quy định về công tác quy hoạch, thì Luật này cũng phải loại trừ.

Nếu không các luật khác như đã nêu đều bị điều chỉnh như: Luật Quy hoạch dự thảo thì sẽ gây nên chồng chéo và không thể thực hiện được 

Nhìn chung Luật này không thể gọi là Luật Quy hoạch chung chung, cũng không thể gọi là Luật Quy hoạch tổng thể quốc gia vì như đã phân tích ở trên, có lẽ nên gọi là “Luật Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội”.

Công việc mà lâu nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn làm theo phân công của Chính phủ, trên cơ sở những vướng mắc trong quá trình thực hiện thì cần đưa vào Luật này.

Theo GDVN

Bài viết cùng chủ đề

  • Làm sao để tránh vướng vào tranh chấp chung cư?

    Làm sao để tránh vướng vào tranh chấp chung cư?

    Tin thị trường
  • Đà Nẵng cho phép chia lô một số khu “đất vàng”

    Đà Nẵng cho phép chia lô một số khu “đất vàng”

    Tin thị trường
  • Cần hơn 310.000 tỷ đồng cho toàn dự án cao tốc Bắc - Nam

    Cần hơn 310.000 tỷ đồng cho toàn dự án cao tốc Bắc - Nam

    Tin thị trường
  • Quảng Ninh: Chuẩn bị xây trụ sở Trung tâm Hành chính công

    Quảng Ninh: Chuẩn bị xây trụ sở Trung tâm Hành chính công

    Tin thị trường
  • Mua nhà gần 3 tỷ nhưng không được vào ở

    Mua nhà gần 3 tỷ nhưng không được vào ở

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop