logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Ngành đồ gỗ: Khó giải bài toán nguyên liệu

Tin thị trường

13:41 | 08/10/2011

Mặc dù đứng đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu lại đang phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu.

Mặc dù đứng đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu lại đang phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu do nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được chứng chỉ FSC.

Nguyên liệu gỗ trong nước không đáp ứng đủ chất lượng

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền- Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam - cho biết: Trong tháng 9/2011, xuất khẩu đạt 402 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm lên 3 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ 10 thế giới. Dự báo, xuất khẩu năm 2011 có thể lên tới 4 tỷ USD. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành một trong những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản.

Tuy nhiên, hiện nay ngành đồ gỗ trong nước đang phải nhập khẩu tới 4.000.000m³ gỗ. Thiếu nguyên liệu cộng với giá gỗ nhập khẩu ngày càng tăng khiến đồ gỗ Việt Nam khó cạnh tranh với sản phẩm của các nước trong khu vực.

Ông Đào Ngọc Năm- Cục phó Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)- cho biết: Tỷ lệ gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu hiện nay đến 80%. Chính vì vậy mà dù trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng vượt mức 3 tỷ USD/năm nhưng đã mất đi 1 tỷ USD cho nhập khẩu nguyên liệu. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, kim ngạch xuất khẩu gỗ trong tương lai sẽ có nguy cơ giảm mạnh khi giá nhập khẩu gỗ và chi phí vận chuyển đều tăng. Các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài và khó có thể cạnh tranh nổi với những nước trong khu vực có khả năng tự cung ứng nguyên liệu như Trung Quốc, Malaysia...

Còn các doanh nghiệp Việt Nam thì kêu rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc thực hiện Đạo luật về truy xuất nguồn gốc gỗ vào thị trường Mỹ, EU. Việc xây dựng nguồn gỗ nguyên liệu phải có chứng chỉ FSC (Bộ tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới về cấm buôn bán gỗ và các sản phẩm từ nguồn bất hợp pháp) ngày càng trở nên quan trọng đối với sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ.

Theo yêu cầu của châu Âu và Mỹ, phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ có nguồn gốc. Ngoài ra, từ tháng 3/2013, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào EU còn phải gánh thêm đạo luật FLEGT (tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản) cũng yêu cầu các lô đồ gỗ nhập vào EU phải minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc gỗ nguyên liệu mới cho nhập khẩu.

Tuy nhiên, nguồn gỗ trong nước không phù hợp với nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và cũng chưa có chứng chỉ FSC. Hiện nay, trên địa bàn cả nước mới có khoảng 20.000ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 9.900 ha vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy giấy của Nhật tại Quy Nhơn, trên 10 ngàn ha là nguyên liệu của Công ty giấy Bãi Bằng, chỉ có khoảng chưa đầy 300 ha rừng chứng chỉ FSC thuộc quyền sử dụng của một nhóm hộ tại tỉnh Quảng Trị. Các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng, để giữ vững thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp phải vẫn phải tiếp tục nhập khẩu gỗ có chứng nhận FSC và tìm kiếm nguồn gỗ đã được kiểm soát để làm nguyên liệu.

Trước đây, các doanh nghiệp gỗ cũng đã hình thành Mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN) trực thuộc Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu (GFTN) là một trong những tổ chức giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ đạt được tiêu chuẩn FSC và hỗ trợ tìm thị trường. Theo tính toán của các doanh nghiệp VFTN thì Việt Nam phải trồng khoảng 8 triệu ha rừng mới đủ 23,1 triệu m3 gỗ nguyên liệu và xuất khẩu được 10 tỷ USD giá trị hàng hóa. Đây là mục tiêu vô cùng khó, bởi hiện nay diện tích rừng chứng chỉ ở VN vẫn chưa đạt tỉ lệ 1%. Chương trình 5 triệu ha rừng đã kết thúc từ năm 2010 nhưng đến thời điểm này kế hoạch mới chỉ thực hiện trồng được hơn 2 triệu ha.

Để giải bài toán thiếu nguyên liệu, Hiệp hội Gỗ và lâm sản cho rằng, về lâu dài ngành gỗ Việt Nam cần phải có kế hoạch trồng mới rừng. Đồng thời, Chính phủ cần rà soát các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô lớn, đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ, Nhà nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ gỗ.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đưa ra dự kiến hạn mức sản lượng gỗ rừng tự nhiên khai thác năm 2012 là 200.000 m3 sử dụng cho nhu cầu thiết yếu của các địa phương có khai thác rừng, cung ứng gỗ cho phòng chống thiên tai, quốc phòng và cung ứng cho các tỉnh không có khai thác rừng tự nhiên.

(Theo Công Thương)

Bài viết cùng chủ đề

  • Vung tay bán hàng

    Vung tay bán hàng

    Tin thị trường
  • TPHCM: Căn hộ tiếp tục bung hàng

    TPHCM: Căn hộ tiếp tục bung hàng

    Tin thị trường
  • TPHCM: Thị trường bất động sản chờ tín hiệu cuối năm

    TPHCM: Thị trường bất động sản chờ tín hiệu cuối năm

    Tin thị trường
  •  TP.HCM: Đất thổ cư bán chạy

    TP.HCM: Đất thổ cư bán chạy

    Tin thị trường
  • Thị trường bất động sản Việt Nam đang thiếu những gì?

    Thị trường bất động sản Việt Nam đang thiếu những gì?

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop