Các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đã được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên để nhà ở đến được với người sử dụng vẫn còn nhiều trở ngại. Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đã được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên để nhà ở đến được với người sử dụng vẫn còn nhiều trở ngại. Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Theo ông Nguyễn Trần Nam , nguồn cung nhà ở sắp tới sẽ tăng đáng kể qua việc nhiều dự án nhà ở xã hội đã khởi công, và nhiều dự án sắp khởi công trong thời gian tới như dự án xây dựng 124 căn hộ dành cho người thu nhập thấp tại dự án Khu nhà ở Đại Mỗ (Từ Liêm) do TCty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) vừa lập, dự án nhà thu nhập thấp Thanh Lâm - Đại Thịnh II tại huyện Mê Linh được UBND TP Hà Nội yêu cầu khởi công trong tháng 10/2010 bởi Tập đoàn HUD.
Cùng với đó, Hà Nội cũng giao TCty Vinaconex chủ trì cùng TCty Handico làm chủ đầu tư quỹ đất dự trữ 18ha khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức) để xây nhà ở cho người thu nhập thấp, dự kiến khởi công trong tháng 11/2010...- Thực tế, nhiều dự án nhà ở xã hội đã triển khai xây dựng nhưng không nhiều dự án được bán ra, thưa ông ?
Hướng dẫn của Bộ Xây dựng cũng tương đối cụ thể, nếu áp dụng là các DN có thể bán được ngay. Tuy nhiên, hiện có tình trạng một số chính quyền địa phương vẫn muốn can thiệp vào quá trình này, trong khi Bộ Xây dựng muốn dành quyền chủ động cho DN. Ví dụ một số dự án ở Đà Nẵng xây xong rồi nhưng chính quyền địa phương vẫn muốn can thiệp, DN đôi khi cũng ngại chính quyền địa phương.
- Khâu chọn đúng đối tượng để bán có phải là trở ngại lớn mà các địa phương muốn can thiệp, thưa ông ?
Thẩm định của chính quyền chỉ có hai việc. Một là giá thành của DN có bao gồm những yếu tố được nhà nước hỗ trợ không. Ví dụ, nếu nhà nước không thu tiền đất thì DN không được tính tiền đất vào giá thành, nhà nước cho vay lãi suất thấp DN không được tính lãi suất cao vào giá thành. Thứ hai là lợi nhuận của dự án đó có quá 10% không. Như vậy có thể nói việc thẩm định rất nhanh.
- Còn bộ đã quy định rồi, đối tượng người mua do DN quyết định. Theo quy định là những người ở dưới 5 m2, những người có thu nhập thấp. DN cứ thế mà bán, đối với các địa phương Sở Xây dựng không thẩm định cái đó mà hậu kiểm.- Vậy trong 10 điểm Bộ Xây dựng để mở cho các địa phương điều chỉnh, theo ông địa phương cần làm gì ?
Trong thang điểm 100, Bộ Xây dựng đã quy định 90 điểm, còn 10 điểm giành quyền cho các địa phương vì mỗi địa phương có đặc thù khác nhau. Ví dụ, ở các địa phương có nhiều các thành phần như thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, con em gia đình chính sách khó khăn... địa phương đó cần khuyến khích những đối tượng của địa phương mà TƯ chưa tính hết. Điều này cho thêm vào thang điểm phù hợp với địa phương mình.
- Phải chăng việc nhiều địa phương còn trùng trình, khó dễ do bộ chưa quy định quyền hạn mà các địa phương phải ban hành các quy định này ?
Thực ra bộ cũng không quy định thời gian, giờ chỉ còn vấn đề 10% thôi chứ quy định thế nào là thu nhập thấp không chờ địa phương nữa mà Bộ Xây dựng đã chủ động rồi.
- Thưa ông, một trong những vấn đề của nhà ở thu nhập thấp là quy định đâu là đất thương mại, đâu là đất xây dựng nhà ở xã hội ?
Bộ Xây dựng sẽ có nghiên cứu về mặt chính sách pháp luật về vấn đề này, trong đó có quy định bao nhiêu phần trăm đất để làm nhà ở xã hội. Sẽ phải đưa vào chính sách quy định bắt buộc.
- Việc dành một khu riêng để xây dựng nhà ở xã hội liệu có khả thi không, thưa ông ?
Chúng ta phải làm theo hai hướng, có những quy hoạch riêng, giao khu riêng cho DN làm nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việc làm theo khu riêng, thứ nhất phải có quỹ đất lâu dài, thứ hai cũng có kha năng nếu quá chú trọng làm các khu riêng thì sẽ tạo ra các khu người nghèo, người giàu, các khu nhà ở thu nhập thấp sẽ khó có điều kiện hạ tầng đường xá, công viên, cây xanh tốt để được hưởng mà sẽ tập trung vào các khu trung tâm thương mại. Việc hình thành khu tập trung khu người nghèo, người giàu về lâu dài sẽ không tốt. Chủ trương của bộ là muốn xen kẽ, cứ 20% những khu đô thị thì dành 20% ra xây dựng nhà ở xã hội. Chứ mình mà chỉ triển khai theo hướng khu riêng như thế rất dễ xảy ra tình trạng nhà thì lụp xụp, hạ tầng thì không có.
- Được biết ông có đề xuất ý tưởng thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở xã hội, điều này đã được triển khai đến đâu, thưa ông ?
Hầu hết các ý kiến đưa ra đều ủng hộ ý tưởng quỹ tiết kiệm. Quan điểm chỉ khác nhau ở chỗ là tự nguyện hay bắt buộc. Một số ý kiến cho rằng, những ai có nhu cầu mua nhà thì gửi quỹ tiết kiệm, còn có nhà rồi thì thôi.
Quan điểm của tôi quỹ này phải là quỹ bắt buộc. Anh không có nhu cầu mua nhà anh vẫn phải gửi quỹ tiết kiệm, trích lương ra, bao giờ anh về hưu tôi trả anh cả gốc lẫn lãi. Còn trong thời gian anh đi làm có một cái quỹ tôi tạm vay của anh để tôi giúp cho những người nghèo. Như thế mới được. Người nghèo phải bấu với người giàu chứ người nghèo bấu với nhau làm sao được.
Điều này tôi muốn áp dụng cho tất cả những người đi làm, không kể công chức hay người làm trong các cty nước ngoài, tư nhân...
- Xin cảm ơn ông !
(Theo DĐDN)