Tầm nhìn đến năm 2020, vùng thủ đô Hà Nội sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững, đồng thời là trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, lịch sử khoa học, giáo dục đào tạo và du lịch lớn của cả nước.
Tầm nhìn đến năm 2020, vùng thủ đô Hà Nội sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững, đồng thời là trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, lịch sử khoa học, giáo dục đào tạo và du lịch lớn của cả nước.
Phát biểu tại hội nghị “Bất động sản vùng thủ đô, cơ hội đầu tư từ các dự án phía Tây Hà Nội”, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh về tổ chức không gian đô thị, vùng thủ đô.
Theo ông Chính, vùng thủ đô Hà Nội cần phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung, liên kết không gian giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Trong đó, Hà Nội là vùng đô thị hạt nhân trung tâm, đóng vai trò chủ đạo của vùng, là trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia, là một trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính dịch vụ công nghệ cao, các cơ quan nghiên cứu, đồng thời là trung tâm du lịch của cả vùng.
Các tỉnh liền kề nằm trong vùng phát triển đối trọng gồm có vùng đối trọng phía tây như Hòa Bình, phía Đông và Đông Nam như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam, đối trọng phía Bắc có Vĩnh Phúc.
Khu đô thị trung tâm của Hà Nội được xác định gồm có khu nội đô và hai chuỗi đô thị. Khu vực nội đô được tính dựa vào giới hạn từ toàn bộ khu vực tả ngạn sông Hồng đến đường vành đai xanh sông Nhuệ.
Chuỗi đô thị phía Tây gồm các khu vực giáp ranh giữa Đan Phượng, Hòai Đức với Từ Liêm, giáp ranh giữa Hà Đông, Từ Liêm và Thanh Oai, giáp ranh giữa Thanh Trì và Thường Tín.
Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng bao gồm Mê Linh, Đông Anh, quận Long Biên và Gia Lâm.
DK