Thị phần quản lý, chăm sóc tòa nhà chuyên nghiệp chỉ đánh dấu sự có mặt của khoảng 3 doanh nghiệp nội, số còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự vận hành của nhà đầu tư ngoại.
Thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cả nước
đã có gần 1000 toà nhà cao tầng
Thị trường dịch vụ, quản lý toà nhà tại Việt Nam xuất hiện cùng với sự phát triển của các toà nhà cao tầng và chung cư hiện đại lâu nay hầu hết là do các doanh nước ngoài quản lý. Tuy nhiên chỉ sau nhiều vụ việc tranh chấp, bất đồng giữa cư dân, chủ đầu tư và Ban quản trị toà nhà trong việc cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành thì thị trường mới bắt đầu có sự xuất hiện của các doanh nghiệp Việt.
Thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, cả nước đã có gần 1.000 toà nhà cao tầng, văn phòng hiện đại. Tuy nhiên thị phần quản lý, chăm sóc toà nhà chuyên nghiệp, hiện chỉ đánh dấu sự có mặt của khoảng 3 doanh nghiệp nội, số còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự vận hành của hơn 10 nhà đầu tư ngoại đang có mặt trên thị trường.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, điểm yếu nhất trong quản lý của chúng ta đó là tính kỷ luật khi tham gia quản lý, vận hành một toà nhà - "Thông thường trong thời gian đầu, chúng ta thực hiện khá tốt nhưng sau một thời gian, kỷ luật này không còn được duy trì nữa, nó sẽ làm cho việc quản lý toà nhà trở nên không hiệu quả".
Tháng 2/2016, Bộ Xây dựng đã chính thức ban hành thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Theo đó việc việc quản lý, cung cấp dịch vụ và vận hành toà nhà sẽ được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Điều này đã góp phần hình thành thị trường quản lý bất động sản sau bán hàng một cách hài hòa, minh bạch.