logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

“Rừng luật” bất động sản

Tin thị trường

09:27 | 10/12/2012

Khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, có nhiều cuộc họp mổ xẻ đủ thứ nguyên nhân. Có một dãy rào cản đã lâu, bất cứ tại cuộc họp nào cũng bị “chỉ mặt” nhưng thực tế vẫn lì ra. Đó là “rừng luật” BĐS!

Khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, có nhiều cuộc họp mổ xẻ đủ thứ nguyên nhân. Có một dãy rào cản đã lâu, bất cứ tại cuộc họp nào cũng bị “chỉ mặt” nhưng thực tế vẫn lì ra. Đó là “rừng luật” BĐS!


Văn bản quá nhiều

Đối với một dự án nhà ở, làm từ đầu đến cuối, ít nhất phải chịu sự điều chỉnh của 4 bộ luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Xây dựng. Trong lĩnh vực BĐS đang tồn tại hệ thống luật chồng chéo mà ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, từng nhận định là “rừng luật”.

Nếu chọn Luật Đất đai 2003, bộ luật cơ bản trong lĩnh vực BĐS, nay đã gần 10 tuổi. Thời điểm ra đời, Luật Đất đai được xem là cuộc “cải cách” trong vấn đề đất đai, xác nhận sự tồn tại thị trường BĐS và cho phép 7 quyền cơ bản; thay đổi căn bản về bảng giá đất, mỗi năm định giá một lần; người có đất được “tự do” hơn khi đối với các dự án kinh doanh chủ đầu tư phải thương lượng… Kế đó, sự ra đời của hàng loạt văn bản hướng dẫn khác cũng đình đám không kém.

Đáng kể nhất, sự xuất hiện của “siêu” Nghị định 181 - 186 điều, bỏ 9 nghị định trước đó, đã gây chấn động khi quy định “không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền mà chưa xây dựng nhà ở”.

Tính đến nay có tổng cộng 73 văn bản pháp luật liên quan đến Luật Đất đai 2003, chỉ tính ở cấp trung ương, tức là Chính phủ và các bộ, bao gồm nghị định, thông tư, quyết định; còn các văn bản của địa phương cũng có chế tài thì chưa tính tới.

Một bộ luật khác khá đình đám, đó là Luật Nhà ở 2005, đã từng “bắt giò” nhiều dự án nhà ở với quy định xây xong móng mới được bán. Nếu tính cấp Chính phủ, bộ thì đến nay, bộ luật này đã có 49 văn bản hướng dẫn, còn cộng luôn những văn bản ra đời trước luật này vẫn còn có hiệu lực thì có tổng cộng 68 văn bản.

Kế tiếp, Luật Kinh doanh BĐS 2006 ra đời, đáng chú ý đã loại bỏ chủ đầu tư kém năng lực: đối với dự án dưới 20ha thì vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư lớn hơn hoặc bằng 15% tổng mức đầu tư của dự án, còn dự án trên 20ha thì vốn chủ sở hữu ít nhất phải bằng 20%. Tổng cộng có 13 văn bản từ cấp bộ trở lên liên quan đến luật này. Một bộ luật nữa mà các chủ đầu tư quan tâm không kém là Luật Xây dựng 2003, có đến 51 văn bản cấp trung ương hướng dẫn thi hành.

Sự phức tạp của các bộ luật liên quan đến BĐS còn thể hiện ở sự thay đổi liên tục các văn bản hướng dẫn, văn bản ra đời sau sửa đổi, bãi bỏ văn bản trước, nghị định xóa nghị định, thông tư thay thông tư. Hướng dẫn Luật Đất đai 2003 có hẳn “trùm” Nghị định 17/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 nghị định khác là nghị định 181, 182, 187, 197, 198.

Chuyện xưa nay hiếm cũng đã xảy ra, Bộ Tài nguyên - Môi trường có Công văn 181 ngày 23-10-2009 để đính chính 8 điểm của Nghị định 69 ban hành trước đó hơn 2 tháng vì sơ suất trong khâu đọc soát. Về Luật Nhà ở 2005 cũng vậy, Thông tư số 16/2010: bãi bỏ các thông tư số 1, 5, 13; Nghị định 71 thay thế Nghị định 90; Nghị định 12/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế nghị định 16/2005, 112/2006…

Thủ tục nhiêu khê

Theo thống kê của một luật sư, nếu tính từ trung ương đến địa phương ước khoảng 400 văn bản hướng dẫn thi hành các bộ luật liên quan đến BĐS. Càng nhiều luật, thủ tục càng nhiêu khê, không chỉ gây khó cho dân mà còn đến hoạt động kinh doanh nhà cửa.

Lâu nay trong giới kinh doanh địa ốc TPHCM, ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty TNHH Đất Lành, hay nói thẳng về sự vòng vo của thủ tục pháp lý dự án. Năm 2008, ông Đực đề nghị phải thanh tra để tìm hiểu tại sao thủ tục nhiêu khê, mỗi khâu thường mất trên 6 tháng, lấy dự án của Đất Lành làm minh họa. Bắt đầu từ ngày 6-10-2006, công ty có văn bản xin mở rộng xây dựng khu dân cư đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12.

Tiến độ như sau: hồ sơ nộp tại UBND quận 12 rồi lên Sở Quy hoạch - Kiến trúc, quay sang UBND quận 12 rồi trở lại Sở Quy hoạch - Kiến trúc, ngược lại UBND quận 12 và cuối cùng lên Sở Xây dựng. Thời đó, dự báo 28 tháng mới có thể khởi công dự án! Bây giờ, ông Đực cho biết dự án gần xong nhưng thủ tục chiếm mất hơn 4 năm, chứ không phải như dự kiến ban đầu. Ông nói, giả dụ khu đất mua 60 tỷ đồng thì tiền vay khoảng 40 tỷ đồng, cứ tính lãi suất 4 năm ở mức 12%/năm (thực ra có thời điểm lãi suất trên 20%/năm) thì mất 20 tỷ đồng, chỉ vì thủ tục pháp lý.

Cũng trong thời điểm trên, Bộ Xây dựng đã công bố: Một dự án thực hiện từ đầu đến cuối phải trải qua 33 thủ tục và thời gian hoàn thành trung bình là 3 năm. Trong một buổi gặp gỡ các doanh nhân BĐS tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ Xây dựng lúc đó tuyên bố rằng sẽ phấn đấu giảm còn 8 thủ tục. Mới nay, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết, thực chất chỉ giảm được 7 thủ tục, nhưng 7 thủ tục đó tuy gọi là giảm nhưng thực chất lại gộp vào các thủ tục khác!

Thủ tục càng nhiêu khê thì vòng đời dự án càng lâu. Đây chính là thủ phạm đẩy giá nhà đất lên cao. Muốn có cuộc cách mạng cho thị trường BĐS, kéo giá nhà đất thấp xuống thì việc đầu tiên phải đơn giản hóa hệ thống pháp luật, giản lược thủ tục hành chính.

(Theo SGPP)

Bài viết cùng chủ đề

  • Địa ốc ồ ạt bung hàng

    Địa ốc ồ ạt bung hàng

    Tin thị trường
  • Giảm bất động sản tồn kho năm 2013 làm được, nếu...

    Giảm bất động sản tồn kho năm 2013 làm được, nếu...

    Tin thị trường
  • Bất động sản vùng ven tìm cơ hội mùa cuối năm

    Bất động sản vùng ven tìm cơ hội mùa cuối năm

    Tin thị trường
  • Chủ tịch Hà Nội quyết làm “tan băng” bất động sản

    Chủ tịch Hà Nội quyết làm “tan băng” bất động sản

    Tin thị trường
  • Đề xuất

    Đề xuất "phao cứu sinh" giải cứu bất động sản

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop