Theo cục đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn FDI trong tháng 5/2010 đã tăng thêm 1,1 tỷ USD, nâng số vốn FDI giải ngân 5 tháng đầu năm lên 4,5 tỷ USD (tăng 7,1% do cùng kỳ).
Theo cục đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn FDI trong tháng 5/2010 đã tăng thêm 1,1 tỷ USD, nâng số vốn FDI giải ngân 5 tháng đầu năm lên 4,5 tỷ USD (tăng 7,1% do cùng kỳ).
Đây là mức khá cao so với bình quân chung của nhiều năm trước. Như vậy, từ đầu năm đến nay, bình quân mỗi tháng giải ngân vốn FDI của Việt Nam đạt khoảng 900 triệu USD.
Riêng thu hút đầu tư vẫn duy trì sự khởi sắc với nhiều vốn cấp mới được các nhà đầu tư nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, 5 tháng đầu năm, đã có 36 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn cam kết đầu tư đạt trên 7,1 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, “số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tăng thêm trong 5 tháng đầu năm 2010 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ”. Tính chung, 5 tháng đầu năm, so với 107 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 403 triệu USD, bằng 8,6% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung cả cấp mới và nâng cấp, trong 5 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 7,5 tỷ USD, bằng 77% so với cùng kỳ năm 2009.
Nguồn vốn mới đổ mạnh vào Quảng Ninh
Theo cục đầu tư nước ngoài, trong năm tháng qua, công nghiệp chế biến,chế tạo thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với 127 dự án đầu tư, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm 2,55 tỷ USD, chiếm 39% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 5 tháng. Bên cạnh đó, tuy chỉ có 3 dự án được đầu tư nhưng lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký khá cao 2,2 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 5 tháng đầu năm. Riêng kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1,283 tỉ USD vốn cấp mới và tăng thêm, chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 5 tháng đầu năm.
Trong đó cấp mới chiếm tỷ lệ lớn với 10 dự án cấp mới có tổng vốn đầu tư là 1,281 tỷ USD. Trong số các dự án cấp mới, đáng chú ý có các dự án lớn là: Dự án công ty TNHH điện lực AES-KTV Mông Dương tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD; Công ty sắt xốp Kobelco Việt Nam tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; Công ty TNHH Posco SS – Vina cũng tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 620 triệu USD…
Trong 5 tháng đầu năm 2010, có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD chiếm 29,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam: Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,5 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,1 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo bạn địa bàn đầu tư, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trong 5 tháng đầu năm 2010 với 2,16 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, Nghệ An, TP.HCM, Quảng Ngãi với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,14 tỷ USD, 567 triệu USD và 340 triệu USD.
(Theo TC Bất động sản)