Các NĐT nước ngoài đang nôn nóng quay lại thị trường BĐS Việt Nam. Tất cả đều biết rằng các quyết định đầu tư cần phải được đưa ra nhanh chóng và chắc chắn. Vấn đề là thời điểm nào thuận lợi nhất để đầu tư? Và mảng BĐS nào sẽ phát triển mạnh nhất?
Các NĐT nước ngoài đang nôn nóng quay lại thị trường BĐS Việt Nam. Tất cả đều biết rằng các quyết định đầu tư cần phải được đưa ra nhanh chóng và chắc chắn. Vấn đề là thời điểm nào thuận lợi nhất để đầu tư? Và mảng BĐS nào sẽ phát triển mạnh nhất?
Thời cơ cho NĐT có tiềm lực
Hầu hết doanh nghiệp (DN) BĐS trong nước đang gặp tình cảnh có đất nhưng hạn chế về vốn. Vì vậy tình hình kinh tế biến động đã tác động mạnh đến hoạt động đầu tư của họ. Thị trường chỉ cần đóng băng một thời gian ngắn cũng đủ khiến các DN BĐS trong nước gặp nhiều khó khăn. Nhiều dự án đã giải phóng mặt bằng xong nhưng không có vốn san lấp mặt bằng đầu tư hạ tầng. Nhiều dự án xong hạ tầng nhưng không có vốn để khởi công phần móng.
Trong lúc các DN BĐS Việt Nam rơi vào giai đoạn khó khăn, lại là thời điểm tốt cho các NĐT nước ngoài vào việt Nam. Trước đây họ còn lo ngại giá đất ở Việt Nam quá cao, dẫn đến suất đầu tư dự án bị đẩy lên cao.
Nay ngân hàng thắt chặt các khoản vay với cả chủ đầu tư trong nước và người mua, thị trường trở lên nguội lạnh, giá BĐS giảm, một số nền đất dự án đã giảm đến 50-60%. Mức đền bù giải tỏa thực hiện dự án phát triển khu dân cư, đô thị cũng giảm theo, mức giảm khoảng 20% so với trước đây.
Thị trường BĐS Việt Nam đang xuất hiện cơ hội vàng cho các DN nước ngoài, các qũy đầu tư... với nguồn vốn dồi dào và dài hạn để liên kết, liên doanh với các DN trong nước. Thông qua sự hợp tác này, các DN BĐS Việt Nam sẽ giải được bài toán về vốn kinh doanh, còn các NĐT nước ngoài thuận lợi hơn về cơ hội và thủ tục đầu tư.
Việc các qũy đầu tư nước người hướng vào thị trường BĐS Việt Nam có thể xem như một nguồn sinh lực, bơm vốn cho các dự án đang dở dang hoặc những dự án còn nằm trên giấy. Không chỉ dừng ở việc mua lại dự án quy mô vừa phải của các công ty trong nước, các DN BĐS nước ngoài đang tính đến việc tiếp tục tìm mục tiêu đầu tư vào các dự án có tầm cỡ trong các khu đô thị mới như Tây Bắc, Thủ Thiêm, Hiệp Phước.
Thị trường BĐS vẫn tiếp tục là thị trường đầy hứa hẹn cho các NĐT lâu dài - do tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào BĐS tại Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn tại châu Á hiện nay và thị trường BĐS Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng. Thu nhập của người dân Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ và tầng lớp trung lưu trong xã hội ngày càng nhiều.
Mặt khác, 2/3 dân số Việt Nam ở độ tuổi rất trẻ - dưới 35 tuổi, họ chính là đối tượng cần mua nhà. Chính vì vậy mà ngay cả trong thời điểm thị trường đóng băng. Một số quỹ đầu tư nước ngoài như Jaccar Capital, Dragon Capital, KITMC, Vietbridge... vẫn hướng mạnh vào BĐS bằng cách tăng thêm thêm vốn đầu tư BĐS.
Phân khúc thị trường
Thời gian gần đây đã diễn ra hàng loạt hội nghị, triển lãm về BĐS tại Việt Nam. Từ ngày 20 đến 22/10 tới đây, thêm một hội nghị lớn về cơ hội đầu tư BĐS (VnTPO-2009) sẽ diễn ra tại White Palace (TPHCM). Đến nay đã có hơn 200 NĐT đến từ 25 quốc gia và hàng trăm DN trong nước tham gia với sự đa dạng của các phân khúc đầu tư. Mỗi phân khúc đều có sức hấp dẫn riêng phù hợp sở trường, năng lực với từng NĐT.
Ngoài thị trường nhà ở, các NĐT cũng quan tâm hạ tầng khu công nghiệp. Nhìn về góc độ cung cầu hiện nay cả nước có hơn 200 KCN trải dài khắp các tỉnh - thành và nhiều KCN vốn đang được tiếp tục đầu tư xây dựng. Tuy vậy, ngoài những KCN được thành lập từ rất sớm đã cho thuê hơn 90% diện tích, hiện tại các KCN còn lại mức cho thuê chỉ khoảng 50% diện tích.
Việc tăng nhu cầu phát triển các KCN sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Chính phủ và quy hoạch của các tỉnh - thành khi đưa ra các chính sách về ưu đãi cho DN thành lập nhà máy, cơ sở sản xuất tại KCN.
Bên cạnh đó, việc đưa ra các quy định khắt khe về môi trường và xử lý rác thải hiện nay sẽ làm tổng chi phí xử lý và đầu tư cho các nhà máy, đơn vị sản xuất độc lập và góp phần phát triển xu hướng di dời các nhà máy vào KCN trên cả nước.
Gắn liền với KCN là BĐS kho bãi và phân phối. Hiện đang thiếu những trung tâm phân phối đầu mối ở cả 3 miền để làm đầu mối phân phối hàng hóa cho các nhà sản xuất. Việc xây dựng và phát triển các trung tâm phân phối sẽ giải quyết được các bài toán khó về phân bổ hàng hóa và giao thông trên trục đường Bắc – Nam.
(Theo ĐTTC)