logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Việt kiều khó mua được nhà

Tin thị trường

08:18 | 07/02/2010

“Không loại trừ trường hợp hiểu đúng luật song cố tình gây khó khăn cho kiều bào, chúng tôi sẽ nghiêm khắc xử lý” - Trưởng cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TPHCM Nguyễn Thái Phúc hứa và cáo lỗi với kiều bào về những trường hợp đang bị làm khó khi mua nhà tại TPHCM.

 “Không loại trừ trường hợp hiểu đúng luật song cố tình gây khó khăn cho kiều bào, chúng tôi sẽ nghiêm khắc xử lý” - Trưởng cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TPHCM Nguyễn Thái Phúc hứa và cáo lỗi với kiều bào về những trường hợp đang bị làm khó khi mua nhà tại TPHCM.

Dù ước muốn có được một căn nhà ở nơi chôn nhau cắt rốn luôn thôi thúc đối với đông đảo kiều bào xa xứ song bên cạnh nỗi lo thủ tục rườm rà, nhiều kiều bào cho rằng giá nhà ở VN nói chung và TPHCM nói riêng đã vượt quá khả năng về tài chính của họ.

Giá nhà đất quá cao

Đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã khiến nhiều kiều bào dù rất muốn hồi hương và mua nhà ở hẳn tại VN đều ít nhiều cảm thấy băn khoăn khi khảo sát thủ tục pháp lý và giá bất động sản tại quê nhà. Trong đó, nguyên nhân chính khiến nhiều kiều bào còn ngần ngại chính là giá nhà đất tại TPHCM có những địa điểm còn cao hơn ở Mỹ, Pháp, Úc... Bên cạnh đó, hoàn tất đầy đủ thủ tục pháp lý về quốc tịch và sở hữu nhà vẫn còn là chuyện rất khó khăn.

Bà Nguyễn Ngọc Hòa (Việt kiều Úc) cho biết sau gần 30 năm xa quê, đến nay bà có ý định mua nhà ở TPHCM nhưng giá cả quá đắt đỏ. Hiện chỉ tính riêng tiền đất trong dự án ở quận 2 cũng đã từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng/m2, nếu tính luôn tiền xây dựng một căn nhà cũng cỡ cả triệu USD. Bà Hòa so sánh hiện ở tại Úc, bà có căn nhà gần 1.000 m2 nhưng giá trị chưa tới 1 triệu USD, vị chi mỗi mét vuông giá 1.000 USD. Nếu phải chọn TPHCM làm nơi định cư cuối đời thì đây là một bài toán khó bởi gia đình bà phải ứng phó với hàng loạt vấn đề như: y tế, giáo dục, việc làm...

Đồng cảm với bà Hòa, ông Dương Vũ Nguyên (Việt kiều Pháp) sống ở châu Âu hơn nửa đời người cũng có ý định về hưu sớm để hồi hương. Song nghĩ về việc mua và sở hữu căn nhà riêng tại TPHCM, ông ngần ngại: “Trong vài năm tới, chắc chắn tôi sẽ có nhu cầu về nhà ở nhưng tôi thấy giá nhà VN, đặc biệt là tại TPHCM đắt hơn ở Paris rất nhiều”. Phát sốt vì mặt bằng giá địa ốc đắt đỏ tại VN nói chung và TPHCM nói riêng là tâm trạng chung của nhiều kiều bào trí thức, công chức ở châu Âu, châu Mỹ. Bài toán so sánh của mọi người là trung bình mỗi mét vuông nhà đất ở TPHCM tại vị trí thuận tiện giao thông lại đắt gấp rưỡi hoặc gấp đôi ở châu Âu và châu Mỹ.

Mệt nhoài với thủ tục

Bác sĩ Lương Huỳnh Ngân (Việt kiều Pháp) cho biết dù ông đã hồi hương 4 tháng qua nhưng vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục do cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu ông phải có giấy khai sinh ghi rõ quốc tịch VN. Ông Ngân cho hay giấy khai sinh của ông do chính quyền tỉnh Cần Thơ cấp năm 1944. Thời đó, giấy khai sinh không ghi rõ quốc tịch VN như quy định sau này.

Trong khi đó, để hoàn tất thủ tục pháp lý, cơ quan chức năng yêu cầu ông phải có giấy khai sinh ghi rõ quốc tịch VN mới hợp lệ. Chỉ vì trục trặc trên, bác sĩ Ngân đã không thể nhanh chóng đăng ký tham gia khám chữa bệnh từ thiện tại một số phòng khám địa phương dù ông rất muốn được góp sức vào hoạt động y tế cộng đồng.

Còn bà Nguyễn Ngọc Sương (Việt kiều Mỹ) có giấy chứng nhận gốc VN, về nước sống và lập công ty kinh doanh tại căn nhà cha mẹ để lại. Bà thắc mắc nếu sau này đóng cửa công ty, bà có quyền sở hữu căn nhà này hay không. Bởi lẽ, bà được cơ quan chức năng thông báo khi kiều bào không còn đầu tư ở quê hương nữa, muốn sở hữu nhà thì phải có quốc tịch VN.

Một Việt kiều Canada kể ông mua căn hộ từ tháng 10-2009, nhưng vợ đứng tên. Đến khi đi làm công chứng sang tên cho mình thì địa phương bảo ông không được phép đứng tên chung... Nhiều luật sư cũng phản ánh đa số kiều bào không có được thông tin đầy đủ và gặp khó khăn do người thực thi chính sách giải thích và vận dụng luật khác nhau.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược 

Trưởng cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TPHCM Nguyễn Thái Phúc cho biết việc thay đổi Luật Quốc tịch năm 2008 phù hợp nguyện vọng của đại đa số kiều bào. Luật cũng quy định trình tự thủ tục minh bạch, rõ ràng, công khai. Tuy nhiên, ông thừa nhận thực tế thi hành Luật Quốc tịch và Luật Nhà ở, Luật Cư trú tại một số địa phương là không giống nhau.

Nguyên nhân, do cách hiểu và vận dụng luật thiếu thống nhất. Ông Phúc khẳng định việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực thi luật ở các địa phương hiểu luật và làm đúng luật là trách nhiệm của Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan. “Không loại trừ trường hợp hiểu đúng luật song cố tình gây khó khăn cho kiều bào, chúng tôi sẽ nghiêm khắc xử lý” - ông Phúc hứa và cáo lỗi với kiều bào về những trường hợp này.

Theo khảo sát của các đơn vị tư vấn CBRE, Savills, bất động sản tại VN, điển hình là TPHCM, luôn giữ vị trí trong hàng top các quốc gia và vùng lãnh thổ có giá đắt đỏ nhất. Trên thực tế, dù năm 2009 khá ảm đạm và đã trải qua cơn đại hạ giá trong suốt năm 2008 nhưng thị trường bất động sản vẫn chứng kiến cảnh “giá quá cao, vượt quá khả năng của người dân”.  

Nhiều kiều bào đánh tiếng rằng các thủ tục pháp lý về quốc tịch, quyền sở hữu nhà ở để hỗ trợ họ tại VN vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực sự của bà con. Nói như Chủ tịch Hội Liên lạc với người VN ở nước ngoài TPHCM Lương Bạch Vân, đông đảo người Việt ở nước ngoài có nguyện vọng muốn được nhập tịch và mua nhà tại VN để an cư song số lượng kiều bào thực hiện được nguyện vọng này lại rất hạn chế.

(Theo NLD)

 

Bài viết cùng chủ đề

  • Thị trường BĐS quý I/2010 sẽ im ắng

    Thị trường BĐS quý I/2010 sẽ im ắng

    Tin thị trường
  • “Bội cung” mặt bằng bán lẻ?

    “Bội cung” mặt bằng bán lẻ?

    Tin thị trường
  • Gỡ

    Gỡ "nút" cho giao dịch đảm bảo bằng động sản

    Tin thị trường
  • Chôn vốn vì nhà đất ở Bình Dương

    Chôn vốn vì nhà đất ở Bình Dương

    Tin thị trường
  • Giá thuê biệt thự cao nhất 24.800 đồng/m2/tháng

    Giá thuê biệt thự cao nhất 24.800 đồng/m2/tháng

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop