Hong Kong có tốc độ gia tăng số lượng triệu phú nhanh nhất thế
giới trong năm 2010, một báo cáo mới đây của Capgemini SA và Ngân hàng
Hoa Kỳ cho biết. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hong Kong đạt được vị trí
này.
Hong Kong có tốc độ gia tăng số lượng triệu phú nhanh nhất thế giới trong năm 2010, một báo cáo mới đây của Capgemini SA và Ngân hàng Hoa Kỳ cho biết. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hong Kong đạt được vị trí này.
Hong Kong có tốc độ gia tăng số lượng triệu phú nhanh nhất thế giới trong năm 2010, một báo cáo mới đây của Capgemini SA và Ngân hàng Hoa Kỳ cho biết.
Số lượng cá nhân có thu nhập cao ở Hong Kong đã tăng 33% lên con số 101.300 người và tài sản của bộ phận này đã tăng 35% lên 522 tỉ USD, theo Báo cáo Thịnh vượng Châu Á - Thái Bình Dương ra ngày hôm nay tại Hong Kong. Số lượng triệu phú Trung quốc đã tăng 12% lên 535.000 và nắm giữ tổng tài sản lên tới,7 nghìn tỉ USD.
BofA cho biết, với Singapore và Hong Kong - là những quốc gia vốn đã có mức tăng giá tài sản lớn nhất trong năm ngoái, việc này càng giúp đẩy cao giá tài sản tại hai quốc gia này. Tăng trưởng ở giới giàu có châu Á có thể sẽ chậm lại trong năm nay khi sự phục hồi kinh tế thế giới cũng chưa chắc chắn, hạn chế nhiều lợi ích về giá trị tài sản.
"Chúng tôi trông đợi tốc độ tăng trưởng ở Châu Á sẽ ở mức trung bình trong năm 2011 do nhiều yếu tố", Wilson So, Trưởng nhóm cố vấn Bắc Á, Bộ phận Quản lý Thị vượng toàn cầu của Merril Lynch (BofA) cho biết. Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thay đổi này là do các biện pháp kích thích tiền tệ mà các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vừa đưa ra sẽ bị rút lại.
Báo cáo cũng cho biết, Nhật Bản vẫn giữ vững vị trí của mình như quê hương của nhiều triệu phú với số lượng tài sản lớn nhất trong năm 2010. Quốc gia này có 1,74 triệu cá nhân có thu nhập cao, chiếm hơn nửa số lượng triệu phú của khu vực, với tổng tài sản trị giá 4,14 triệu USD, chiếm 38% toàn châu Á.
Giá nhà đất của Hong Kong có thể tăng 5% trong năm nay và sau đó duy trì mức trung bình trong năm 2012 vì tình trạng xáo trộn toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, Scarff, Trưởng nhóm nghiên cứu các tổ chức tài chính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả Nhật Bản) nhận định.
(Theo VEF)