Khi mà mật độ dân số ngày càng tăng nhanh, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,...việc người dân có thể sở hữu một ngôi nhà không phải là một việc dễ dàng. Trong tình hình đó, sự xuất hiện của 2 loại hình mới: nhà ở thương mại và nhà ở xã hội nhanh chóng xuất hiện và đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều người.
Vậy, nhà ở thương mại là gì, quy định về nhà ở thương mại so với những loại hình bất động sản khác hiện nay trên thị trường như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.
Nhà ở thương mại là gì?
Theo điều 3, Nghị định 71/2010/NĐ-CP, đã nêu rõ định nghĩa nhà ở thương mại như sau:
Nhà ở thương mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường.
|
Nhà ở thương mại là gì? - Ảnh minh họa |
Những ai được mua nhà ở thương mại?
Không như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại không giới hạn đối tượng người mua. Chỉ cần người mua có nhu cầu mua nhà tùy mục đích khác nhau (để ở hoặc đầu tư0 thì đều có thể mua được nhà nếu như tìm được căn hộ phù hợp.
Nhà ở thương mại được xây dựng với mong muốn đáp ứng nhu cầu của những người có mức thu nhập trung bình trở lên. Hiện tại, mức giá giao dịch của nhà ở thương mại có sự chênh lệch rất lớn, chủ yếu phụ thuộc vào chủ đầu tư, chính sách xây dựng, hệ thống dịch vụ tiện ích, tiện nghi trong khu vực và các yếu tố khách quan khác như vị trí,....
Chính sách vay vốn của nhà ở thương mại
Hiện nay, nếu như cá nhân có nhu cầu mua nhà ở thương mại, chủ đầu tư phần lớn sẽ liên kết các ngân hàng hỗ trợ cho người dân vay tiền mua nhà với nhiều ưu đãi. Ở thời điểm hiện tại, gói vay ưu đãi nhất là cho vay tối đa 70% giá trị căn hộ và thời gian vay có thể lên đến 25 năm, lãi suất cạnh tranh, chỉ dao động từ 7 - 8% trong vài năm đầu tiên. Thậm chí để thu hút khách hàng, không ít căn hộ, nhà ở thương mại sẵn sàng đưa ra chính sách cho người dân vay mua nhà với lãi suất 0% trong vòng 1 - 2 năm đầu tiên (chủ đầu tư là người chịu mức phí lãi suất của ngân hàng). Sau đó, người mua nhà sẽ chịu mức lãi suất tương đương với mức lãi suất tiết kiệm công với biên độ khoảng 3.5%, nghĩa là lãi suất rơi vào khoảng 11 - 12%/năm (tùy thuộc vào gói lãi suất tiết kiệm 24 tháng khác nhau của các ngân hàng khác nhau).
|
Đa phần các chủ đầu tư nhà ở thương mại đều liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ vay vốn - Ảnh minh họa |
Những ngân hàng đồng ý cho người dân vay vốn mua nhà ở thương mại:
-
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
-
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam;
-
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;
-
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
-
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
Quy định về nhà ở thương mại
Những quy định về nhà ở thương mại bạn cần biết bao gồm:
-
Dự án nhà ở thương mại phải được xác nhận, thẩm định phê duyệt và triển khai thực hiện, xây dựng theo quy định của Luật nhà ở được ban hành năm 2014 và chấp hành pháp luật về việc xây dựng.
-
Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sẽ được quyết định bở cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo lên UBND cấp tỉnh.
-
Trong trường hợp dự án nhà ở thương mại có quy mô lớn hoặc liên quan, được xây dựng trên diện tích của nhiều tỉnh, thành khác nhau trực thuộc trung ương thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định được ban hành trong khoảng 2, điều 170, Luật nhà ở trước khi lựa chọn chủ đầu tư.
Như vậy, qua bài viết này, Dothi.net hy vọng người đọc hiểu được nhà ở thương mại là gì cũng như những quy định về nhà ở thương mại và các thông tin xung quanh. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2021/04/07/nha-o-thuong-mai-la-gi-quy-dinh-ve-nha-o-thuong-mai-va-nhung-dieu-ban-chua-biet