logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

“Phá băng” bất động sản qua góc nhìn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng

Thông tin thị trường

12:08 | 11/06/2013

Yêu cầu “phá băng” bất động sản của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2012 đã có kết quả thực hiện bước đầu...

Yêu cầu “phá băng” bất động sản của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2012 đã có kết quả thực hiện bước đầu, theo báo cáo kết quả thực hiện lời hứa của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa được gửi đến các vị đại biểu.

Tại đây, vị “tư lệnh” ngành xây dựng cho biết nửa năm qua đã tập trung điều hành để giải quyết tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản, xử lý đất bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu và xử lý nợ xấu,có kế hoạch giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên, ngườilao động có thu nhập thấp.

Cụ thể, qua kiểm tra tình hình thực hiện các dự án bất động sản tại 11 tỉnh thành trọng điểm tháng 12/2012 đã tổng hợp, báo cáo Chính phủ về mức độ cũng như chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đóng băng” của thị trường.

Theo kết quả rà soát của Bộ Xây dựng, hiện tổng số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước lên tới hơn 3.700 dự án. Tổng diện tích đất là trên 90.00 ha với 33.400 ha diện tích đất xây nhà ở. Trong đó, chỉ 2.300 ha dành để xây dựng nhà ở xã hội với xấp xỉ 2.800 căn hộ, tương đương 410.00 m2 sàn (Hà Nội 82.000 m2, Tp.HCM 79.000 m2). Tổng mức đầu tư ước tính 3,5 triệu tỷ đồng.

Bộ trưởng Dũng nhận định: “Một trong những vấn đề cốt lõi để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là phải khắcphục được sự lệch pha cầu cung - cầu, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa mộtcách hợp lý, sao cho các sản phẩm bất động sản chủ yếu phải phù hợpvới nhu cầu thực và khả năng thanh toán của đại đa số người mua”.

Quan điểm tháo gỡ khó khăn được xác định là gắn nhiệm vụ này với việc thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mà trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội. Trên cơ sở đó Bộ Xây dựng đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ này, trong đó có vấn đề điều chỉnh cơ cấu dự án bất động sản; giải quyết nợ xấu và hỗ trợ tín dụng; ưu đãi, giảm thuế…

Nhiều việc cụ thể được Bộ trưởng Dũng thông tin tại báo cáo, như ban hành Thông tư 02 đầu tháng 3/2013 hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ.

Đồng thời tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về đối tượng, điều kiện cho các đối tượng là người thu nhập thấp, cán bộ công chức,viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích sàn nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Cạnh đó, chủ đầu tư cũng được vay tiền để triển khai các dự án nhà ở xã hội hoặc chuyển đổi nhà thương mại sang làm nhà ở xã hội.

Triển khai thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia, Bộ đã xác định, đề xuất chính sách hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của 8 đối tượng cần được hỗ trợ. Theo kết quả rà soát, từ nay đến 2015, trong khu vực đô thị cả nước có khoảng 1,74 triệu người có khó khăn về nhà ở và 1,71 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở.

Điểm qua tình hình ở các thành phố lớn nhất cả nước, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, Hà Nội đang cần 111.000 căn hộ, Tp.HCM cần 134.000 căn, Đà Nẵng cần 16.000 căn, Đồng Nai cần 95.000 căn, Bình Dương cần 100.000 căn hộ kiểu này.

Chỉ riêng nhu cầu nhà ở xã hội của cán bộ, công chức 25 bộ, ngành tại khu vực Hà Nội đã cần khoảng 30.000 căn hộ. Trong đó, Hà Nội đưa ra chỉ tiêu đến 2015 phấn đấu xây dựng tối thiểu 4,7 triệu m2 sàn, tương đương khoảng 100.000 căn hộ. Tp.HCM cũng cần ít nhất 2,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương 67.000 căn hộ.

Trên cơ sở đó, Bộ đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội. Tính đến nay, trên toàn quốc đã có 157 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng với quy mô 68.500 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 19.900 tỷ đồng, báo cáo nêu rõ.

Liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tập trung phát triển nhà ở xã hội, Bộ trưởng cho biết đến nay đã có 56 chủ đầu tư dự án đề xuất điều chỉnh quy mô căn hộ hoặc chuyển đổi dự án nhà thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô 33.000 căn.

Trong đó, Hà Nội có 27 dự án với 14.900 căn hộ. UBND thành phố đã thống nhất chủ trương đối với 4 dự án nhà thương mại. Các dự án khác đang được thẩm tra. Tp.HCM có 23 dự án với quy mô 14.500 căn hộ.

Lạc quan về tình hình thực hiện mục tiêu phá băng, giải cứu bất động sản cũng được thể hiện khá rõ tại báo cáo của người đứng đầu ngành xây dựng.

Thể hiện qua việc nhiều doanh nghiệp bất động sản đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh, chia nhỏ căn hộ, sử dụng vật liệu hoàn thiện nội để giảm giá thành, bán hạ giá nhà để cắt lỗ, hỗ trợ người mua nhà bằng nhiều hình thức…

"Thị trường bất động sản đã hướng tới bộ phận đa số người mua, cung cấp các hàng hóa phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của thị trường. Giá nhà đã giảm nhiều so với giai đoạn sốt giá 2008-2010, nhiều dự án giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Gần đây thị trường bất động sản đối với phân khúc nhà ở bình dân ở Hà Nội và Tp.HCM đã có dấu hiệu ấm dần lên", ông Dũng nhấn mạnh.

Song, Bộ trưởng Xây dựng cũng nói thêm, thị trường bất động rộng lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều loại thị trường khác nên để tháo gỡ khó khăn cần sự quyết tâm và nỗ lực, sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các ngành các cấp các địa phương. Chính sách điều tiết thị trường cũng cần có thời gian để có thể đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.

Theo vneconomy

Bài viết cùng chủ đề

  • Vietcombank triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội

    Vietcombank triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội

    Thông tin thị trường
  • Chỉ có 3,7% dự án bất động sản tạm dừng triển khai

    Chỉ có 3,7% dự án bất động sản tạm dừng triển khai

    Thông tin thị trường
  • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bình Định

    Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bình Định

    Thông tin thị trường
  • Vật liệu

    Vật liệu "xanh" hạ nhiệt cho ngôi nhà mùa nóng

    Thông tin thị trường
  • Lập Quy hoạch phát triển du lịch quần đảo Cát Bà

    Lập Quy hoạch phát triển du lịch quần đảo Cát Bà

    Thông tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop