Khi một công ty chấp nhận bồi thường để giải phóng mặt bằng, họ sẽ trả tiền cho các chủ đất và chủ đất sẽ trao số đất như đã thỏa thuận trong bản cam kết cho công ty.
> Thừa kế và quyền sử dụng đất thừa kế
> Bảo lưu số tiền đóng thuế đất được không?
> Tư vấn giải quyết tranh chấp chung cư
Khi một công ty chấp nhận bồi thường để giải phóng mặt bằng, họ sẽ trả tiền cho các chủ đất và chủ đất sẽ trao số đất như đã thỏa thuận trong bản cam kết cho công ty.
Tuy nhiên, việc sổ đỏ, sổ hồng vẫn ghi diện tích đất như cũ thì sẽ do ai xử lý? Có khả năng người chủ đất một bên vẫn nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, một bên vẫn bán lô đất ảo thực tế đã thuộc về người khác không?
Mong được tư vấn. Xin cảm ơn.
- Trả lời:
Theo thư của bạn, tôi hiểu bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất từ chủ đất (các hộ dân) sang chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư mà không thuộc trường hợp Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.
Đối với các dự án loại này, công tác giải phóng mặt bằng thực chất là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chủ đầu tư và chủ đất như các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dung đất bình thường khác.
Theo đó, các bên cũng sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định, rồi làm thủ tục sang tên sổ đỏ (Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ của bên chuyển nhượng để cấp cho bên nhận chuyển nhượng). Còn bản cam kết về việc chuyển giao đất giữa các bên như bạn đề cập chỉ là thỏa thuận bước đầu giữa các bên trước khi đặt cọc (nếu có đặt cọc) và ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà thôi.
Về việc người chủ đất có thể một bên vẫn nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, một bên vẫn bán lô đất ảo thực tế đã thuộc về người khác hay không thì: nếu phía chủ đầu tư tiến hành các thủ tục nhận chuyển nhượng chặt chẽ về mặt pháp lý, hoàn toàn có thể tránh được rủi ro này.
Cụ thể, trước khi quyết định nhận chuyển nhượng cũng như đặt cọc, chủ đầu tư nên yêu cầu chủ đất xuất trình sổ đỏ thửa đất hoặc bản sao có chứng thực trong thời gian gần nhất để biết được người đang giao dịch đích thực là người đang đứng tên trên sổ đỏ, đồng thời kiểm tra với chính quyền địa phương về việc đất có tranh chấp hay không rồi mới tiến hành đặt cọc và ký hợp đồng chuyển nhượng.
Khi chính thức ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan công chứng hoặc tại chính quyền địa phương, chủ đất phải xuất trình bản chính sổ đỏ và giấy tờ tùy thân để các cơ quan này đối chiếu.
Theo đó, trường hợp đất đã được chuyển nhượng trước đó thì sẽ không có bản chính sổ đỏ để xuất trình, theo đó bộ hồ sơ chuyển nhượng là không hợp lệ nên hợp đồng sẽ không được chứng nhận và giao dịch xem như không được xác lập.
Trong trường hợp này, bên nhận chuyển nhượng có thể yêu cầu bên kia đền cọc (nếu có đặt cọc) và thực hiện giao dịch với đúng người đứng tên sổ đỏ thửa đất.
Luật sư Huỳnh Văn Nông
(Nguồn: Tuổi Trẻ)