logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Giấy tờ đồng sở hữu, gặp bất lợi gì?

Tư vấn thiết kế

16:48 | 05/03/2012

Gia đình chúng tôi có căn nhà diện tích khoảng 8x20m. Năm 2008 chúng tôi có làm thủ tục hóa giá nhà theo nghị định 61/CP.

Gia đình chúng tôi có căn nhà diện tích khoảng 8x20m. Năm 2008 chúng tôi có làm thủ tục hóa giá nhà theo nghị định 61/CP. “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” sau khi hóa giá là do tôi cùng với bác gái của tôi đứng tên chung (đồng sở hữu).

thu tuc dat dai

Hiện trạng căn nhà với diện tích khoảng 160m2 chỉ có hai gia đình là gia đình tôi và gia đình bác ở. Được ngăn chia từ trước ra sau với mỗi bên diện tích khoảng 4x20m.

Bây giờ tôi muốn tách thửa làm hai căn nhà riêng biệt và có hai sổ đỏ để khỏi chung đụng lẫn nhau. Nhưng bác tôi luôn tìm cách thoái thác và không muốn cho tôi tách thửa. Vậy xin hỏi với trường hợp này tôi có thể tách thửa được không và làm thủ tục như thế nào? Nếu bác tôi không chịu tách thửa thì tôi phải khởi kiện ở đâu, ra sao để có thể tách thửa?

Hiện nay giấy chứng nhận do bác tôi cất giữ và chỉ đưa cho tôi một bản photocopy. Nên mỗi lần làm thủ tục gì cần đến giấy chứng nhận thì tôi rất khó khăn vì không có bản chính. Vậy tôi có thể xin cấp giấy chứng nhận riêng cho từng người không?

Bác tôi giữ bản chính giấy chứng nhận thì tôi có bị thiệt thòi gì không? Ví dụ: bác tôi có thể tự bán căn nhà mà không có ý kiến của tôi không? Bác tôi có thể đổi tên trên giấy chứng nhận mà không cần sự đồng ý của tôi không? Hoặc có thể sử dụng bản chính của giấy chứng nhận để đem đi cầm cố không?... Nói chung, bác tôi có thể làm điều gì bất lợi cho tôi không?

- Trả lời:

Căn cứ vào các thông tin của bạn cung cấp, chúng tôi trả lời bạn như sau:

1/ Như bạn cho biết nhà đất này là tài sản chung của hai người đã được cấp giấy chủ quyền, do đó muốn tách thửa (chia tài sản chung) thì phải được sự đồng ý của các đồng sở hữu. Nếu có một đồng sở hữu không đồng ý thì cơ quan chức năng không thể giải quyết được.

2/ Theo khoản 3 điều 4 thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21-10-2009: trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì giấy chứng nhận được cấp cho từng cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

giay to nha dat

Do đó trường hợp của bạn có thể xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho từng người, bạn một giấy chứng nhận, bác bạn một giấy chứng nhận. Tuy nhiên, khi làm thủ tục thì bác bạn phải nộp bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và một số chứng từ khác theo yêu cầu của phòng TN-MT quận. Nếu bác bạn không đồng ý thì bạn cũng không thể tiến hành được việc xin cấp giấy chứng nhận cho từng người.

Với cả hai trường hợp nêu trên (bác của bạn không đồng ý), thì với tư cách là đồng sở hữu nhà đất hợp pháp bạn có thể làm đơn nhờ UBND phường giải thích, hòa giải để bác bạn hiểu và thực hiện theo yêu cầu đúng quy định pháp luật của bạn.

Nếu hòa giải không được (phường giải thích hòa giải bác bạn vẫn không chịu) thì bạn phải nhờ đến tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bạn. Đây là giải pháp cuối cùng không ai muốn xảy ra.

3/ Bác bạn giữ bản chính giấy chủ quyền chỉ gây khó khăn cho bạn khi bạn cần bản chính để giao dịch với các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân khác.

Bác bạn không thể mua bán, cho thuê, cầm cố, sửa chữa, ủy quyền… nhà đất này khi chưa được sự đồng ý của bạn.

Các bài đọc nhiều:

> Thủ tục hợp thức hóa đất ông bà để lại

> Hợp thức hóa đất không đúng diện tích mua

> Thủ tục đổi sang sổ hổng

> Thủ tục mua bán nhà hợp lệ

> Mua nhà xây không phép bằng giấy tay

> Làm thủ tục tặng cho như thế nào?

Luật sư Cổ Hiệp
(Nguồn: Tuổi Trẻ)

Bài viết cùng chủ đề

  • Thiết kế biệt thự phố hai mặt tiền diện tích 132m2

    Thiết kế biệt thự phố hai mặt tiền diện tích 132m2

    Tư vấn thiết kế
  • Tư vấn thiết kế biệt thự 2 tầng 180m2

    Tư vấn thiết kế biệt thự 2 tầng 180m2

    Tư vấn thiết kế
  • Thiết kế nhà trên đất 3,9x14m cho hai hộ gia đình

    Thiết kế nhà trên đất 3,9x14m cho hai hộ gia đình

    Tư vấn thiết kế
  • Nội thất đẹp cho nhà phố hiện đại

    Nội thất đẹp cho nhà phố hiện đại

    Tư vấn thiết kế
  • Thiết kế nhà 1 tầng trên đất 9,7 x 40m

    Thiết kế nhà 1 tầng trên đất 9,7 x 40m

    Tư vấn thiết kế
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình độc đáo

  • Kiến trúc độc đáo

  • Thiết kế nhà đẹp

  • Mẫu nhà ống đẹp

  • Mẫu nhà đẹp

Desktop