Hiện nay có nhiều công trình được xây dựng trên đất dự án, đất đã được quy hoạch. Cũng có trường hợp, đất dành cho các công trình lớn nhưng sau đó lại được sử dụng làm nhà ở. Không rõ quy định của pháp luật về những trường hợp này như thế nào?
Hiện nay có nhiều công trình được xây dựng trên đất dự án, đất đã được quy hoạch. Cũng có trường hợp, đất dành cho các công trình lớn nhưng sau đó lại được sử dụng làm nhà ở. Không rõ quy định của pháp luật về những trường hợp này như thế nào?
Trả lời:
Theo nghị định của Chính phủ ngày 6/6/2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù, đối với khu vực đã có quy hoạch xây dựng đã được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, nếu muốn xây dựng nhà ở, công trình riêng lẻ thì chủ đầu tư có thể xin giấy phép xây dựng tạm.
Tuy nhiên, công trình xây dựng tạm chỉ được tồn tại theo thời hạn được ghi trong giấy phép xây dựng tạm. Khi hết thời hạn được tồn tại, chủ công trình phải tự dỡ bỏ. Trường hợp không tự giác dỡ bỏ, các cơ quan chức năng được phép cưỡng chế. Chủ công trình phải chịu mọi chi phí cho việc thi hành cưỡng chế phá dỡ công trình. Đối với công trình xây dựng tạm phục vụ công trình chính thì phải được thể hiện trên bản vẽ thiết kế tổng thể công trình chính, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khi đó việc xây dựng công trình tạm không cần phải được cấp phép. Thiết kế công trình tạm phải bảo đảm an toàn bền vững, phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường phù hợp với công năng và thời hạn sử dụng công trình tạm.
Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày công trình xây dựng chính được đưa vào sử dụng, chủ công trình xây dựng tạm phải phá dỡ, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phục vụ công trình chính là khu dân cư có quy mô lớn phù hợp quy hoạch xây dựng đã được duyệt. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí dỡ bỏ công trình xây dựng tạm.
(Theo KT&ĐT)