Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thép Việt Nam từ cuối 2009 đến nay, nhiều địa phương vẫn tiếp tục cấp phép đầu tư các dự án thép sản xuất các sản phẩm thép trong nước đã dư thừa, không theo “Quy hoạch ngành Thép 2007-2015 tầm nhìn đến 2025” do Bộ Công Thương xây dựng.
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thép Việt Nam từ cuối 2009 đến nay, nhiều địa phương vẫn tiếp tục cấp phép đầu tư các dự án thép sản xuất các sản phẩm thép trong nước đã dư thừa, không theo “Quy hoạch ngành Thép 2007-2015 tầm nhìn đến 2025” do Bộ Công Thương xây dựng.
Theo đó, để phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 04/9/2007 và các quy định về đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Bộ Công Thương đã đưa ra những quy định tạm thời về điều kiện đầu tư cho các dự án sản xuất gang, thép.
Theo Bộ Công Thương, việc quản lý cấp phép đầu tư vào các dự án sản xuất gang, thép tại một số địa phương trong những năm qua chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết về quy mô, công nghệ sản xuất, chủng loại sản phẩm, nguồn nguyên liệu đầu vào, hạ tầng cơ sở, đánh giá tác động môi trường…, dẫn đến tình trạng một số dự án đầu tư thiếu tính bền vững, mất cân đối giữa sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn, không bảo đảm các yêu cầu về mô trường, có thể rủi ro cao.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, từ năm 2009 đến nay đoàn kiểm tra liên ngành đã thống kê ít nhất 32 dự án sản xuất gang, thép nằm ngoài quy hoạch. Đó là chưa kể, nhiều dự án thép được cấp phép đã nhiều năm nhưng chưa được triển khai. Trong đó, có những dự án sau nhiều năm không khởi động đã “chuyển nhượng” cho các đối tác khác. Trong khi hầu hết các dự án thép chiếm diện tích đất rất lớn và ở gần ven biển.
Hà Trân