Luân Đôn và New
York sẽ vẫn nắm giữ những vị trí ‘thành phố hàng đầu’
trong thêm mười năm nữa, theo Báo cáo Thịnh vượng 2012.
Luân Đôn và New York sẽ vẫn nắm giữ những vị trí ‘thành phố hàng đầu’ trong thêm mười năm nữa, theo Báo cáo Thịnh vượng 2012.
Báo cáo Thịnh vượng số 6 của công ty Knight Frank và Ngân hàng Citi Private vừa công bố, Luân Đôn, New York, Hồng Kông và Paris được xem là các thành phố quan trọng nhất trên thế giới đối với giới thượng lưu.
Bắc Kinh và Thượng Hải là hai thành phố có sự tăng trưởng nhanh nhất đối với giới thượng lưu.
Giới thượng lưu của Trung Đông và Châu Phi đánh giá Dubai (các tiểu vương quốc Ả rập) là nơi có sự tăng trưởng nhanh nhất, còn giới thượng lưu từ Châu Mỹ Latinh lại đánh giá Miami (Mỹ) và Sao Paolo (Braxin) là những đối thủ đáng gờm với tầm ảnh hưởng mạnh trong tương lai.
An ninh cá nhân (63%) hiện đang được xếp cao hơn sự cởi mở kinh tế (60%) trong bảng xếp hạng ưu tiên lựa chọn thành phố để sống của giới thượng lưu.
Monaco vẫn là nơi ở đắt nhất thế giới với một mét vuông có giá 58,300 USD (Quý 4/2011), tiếp theo là các vị trí đắc địa ở Cap Ferrat (Pháp), Luân Đôn và Hồng Kông.
Báo cáo Thịnh vượng 2012 xác nhận sự thay đổi không ngừng trong sự phân bố của cải đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương: bao gồm Trung Quốc, Đông Nam Á và Nhật Bản hiện đang có nhiều “triệu phú trăm triệu” hơn so với Bắc Mỹ hoặc Tây Âu.
Theo báo cáo khảo sát quan điểm, phong cách sống và đầu tư vẫn là yếu tố chính quyết định việc mua sắm biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang với 16% giới thượng lưu đươc khảo sát có sở hữu bất động sản nghỉ đông và 40% sở hữu bất động sản bên bờ biển. Mỹ và Anh là hai địa điểm lý tưởng nhất để mua các biệt thự nghĩ dưỡng của những người giàu có.
Các nhà đầu tư tìm kiếm một chiến lược thận trọng hơn hướng về các bất động sản chất lượng cao trong khu vực trung tâm thương mại ở các thành phố như Bắc Kinh, Luân Đôn, Munich, New York, Paris và Sydney. Ngược lại, đối với những người sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, những thị trường có mức tăng trưởng cao như Châu Á và Mỹ Latinh, có thể có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận hấp dẫn hơn Mỹ và châu Âu.
Nguyễn Khang