Những thành phố có giá nhà ở đắt đỏ nhất thế giới lại không phải London hay New York mà tất lại nằm ở các nước châu Á.
Bloomberg cho biết, một hộ gia đình có thu nhập trung bình ở các TP của Trung Quốc như Hồng Kông, Bắc Kinh, Thượng Hải hay Mumbai của Ấn Độ, hiện phải, họ phải lao động 30 năm mới mua được một căn hộ khoảng 90m2. Đây là thông tin theo khảo sát về tỷ lệ giá nhà đất trên thu nhập toàn cầu của Oxford Economics.
Hơn nữa, tiền lãi từ việc cho thuê nhà ở Mumbai, Thượng Hải, Bắc Kinh và Delhi (Ấn Độ) là “cực kỳ thấp”. Trong cả 4 TP nói trên, tiền lãi từ việc cho thuê còn thấp hơn lợi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 10 năm trong năm 2016, ngược với những đô thị như Tokyo của Nhật Bản, Sydney của Úc, New York của Mỹ hay Seoul của Hàn Quốc.
Tỷ lệ giá nhà ở trên thu nhập bình quân hộ gia đình của các TP. Hồng Kông,
Mumbai, Bắc Kinh, Thượng Hải, London, Tokyo, Singapore, Paris, New York
Seoul, Delhi, Auckland, Melbourne (Ảnh: Bloomberg)
Nhà kinh tế Tianjie He và Louis Kuijs viết trong Báo cáo của Oxford Economics đưa ra dự báo, giá nhà đất sẽ tăng trung bình trong những năm tới trên khắp châu Á, một số thị trường thì giá được dự báo giá sẽ hoàn toàn giảm. Ngoài việc nguồn cung gia tăng cùng những nỗ lực ''hạ nhiệt'' thị trường ở một số nơi, thay đổi về lãi suất cũng được cho là yếu tố gây áp lực đối với việc giảm giá nhà.
Lãi suất thấp trong thập niên qua đã đẩy mức tăng giá BĐS toàn cầu. Hiện tại, việc Mỹ và nhiều nước khác nâng lãi suất sẽ đảo ngược xu hướng nói trên vì các khoản thế chấp trở nên đắt đỏ hơn. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, tiền được dự báo có thể sẽ quay về Mỹ, ảnh hưởng đến giá BĐS châu Á.
Xét về dài hạn, các yếu tố nhân khẩu học và người dân các nước giàu lên sẽ đẩy mạnh nhu cầu ở nhiều TP lớn ở châu Á, nhất là tại các nền kinh tế kém phát triển. Giá nhà ở những khu vực này tiếp tục được đẩy lên. Tuy vậy, do dân số Tokyo và Seoul có thể hạ trong 8 năm tới, nhu cầu nhà ở tại 2 TP này có thể giảm.