logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Phân hóa giàu nghèo tại Mỹ nhìn từ thị trường nhà ở hậu Covid-19

BĐS Thế giới

11:09 | 15/07/2020

“Cơn bão” Covid-19 quét qua Mỹ khiến hàng triệu người lao đao vì mất việc làm, đa số là ở các ngành nghề thu nhập thấp. Trong khi đó, bộ phận người có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng bởi dịch lại tận dụng thời cơ thị trường bất động sản trầm lắng, ít cạnh tranh, lãi suất thấp để mua nhà.

  • Bất động sản New York vật lộn với "đòn kép" Covid và biểu tình
  • Ngành bất động sản được kỳ vọng sẽ chèo lái kinh tế Mỹ phục hồi
  • Mỹ: Mùa mua bán BĐS “hạ nhiệt” vì virus Corona

Theo phân tích của công ty môi giới bất động sản Redfin, tác động của việc đóng cửa nền kinh tế để ngăn chặn dịch Covid-19 đối với nhu cầu mua nhà của người dân Mỹ chỉ là ngắn hạn và khá lặng lẽ. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường bất động sản Mỹ sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại sẽ mang đến lợi ích không tương xứng cho những người vốn đã có lợi thế kinh tế từ trước.

Kể từ khi nền kinh tế Mỹ đóng cửa chống dịch vào giữa tháng 3/2020, các nhân viên công nghệ và nhiều người thuộc tầng lớp “cổ cồn trắng” khác đã tranh thủ tìm mua nhà để tận dụng thời điểm thị trường ít cạnh tranh, lãi suất thấp. Họ là những người có công việc ổn định, không hoặc ít chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, có thể tiếp cận với tiền mặt và tín dụng nên việc mua nhà trở nên dễ dàng hơn trước khi có dịch. Trong khi đó, những người có việc làm thu nhập thấp trong các ngành như dịch vụ và khách sạn - nhóm có tỷ lệ người da màu và dân tộc thiểu số cao hơn – đang phải vật lộn tìm cách duy trì cuộc sống thường ngày. Phần lớn họ đã bị đẩy ra khỏi thị trường nhà đất ngay cả trước khi nền kinh tế bị đình trệ nên mua nhà hiện tại là việc quá xa vời. Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục tại các ngành nghề thu nhập thấp và thị trường chứng khoán tăng vọt chỉ làm sâu sắc thêm sự phân hóa giàu nghèo tại Mỹ. 

hình ảnh cận cảnh biển bảo nền màu xanh lá, chữ lớn màu trắng, mũi tên chỉ 2 hướng
Đại dịch Covid-19 góp phần làm sâu sắc hơn sự phân hóa giàu nghèo trên thị trường bất động sản Mỹ. Ảnh: Worldpropertyjournal

Ông Taylor Redr, chuyên gia kinh tế tại Redfin, nhận định: "Với lãi suất thấp kỷ lục và công việc được đảm bảo bất chấp suy thoái kinh tế, người có thu nhập cao đã quay trở lại thị trường nhà đất. Nhu cầu mua nhà phục hồi nhanh chóng nên cuộc suy thoái vì Covid-19 cũng diễn ra rất khác so với cuộc Đại suy thoái 1929-1930. Đến nay, chúng tôi không nhận thấy cuộc suy thoái này tác động nhiều đến giá nhà."

Nhu cầu mua nhà trong 2 tháng qua thể hiện rõ nét sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo sâu sắc đã kéo dài suốt thập kỷ qua trên thị trường bất động sản Mỹ. Thị trường nhà ở chủ yếu là “sân chơi”, chịu điều khiển của các hộ gia đình da trắng có thu nhập cao hơn, cũng là những người ít bị ảnh hưởng về mặt kinh tế từ đóng cửa chống dịch. Dữ liệu từ cuộc khảo sát việc làm của Cục Dự trữ Liên bang (FED) tháng 5 vừa qua cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của những người đứng đầu phổ thu nhập - từ 100.000 USD trở lên - là 10%, chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ 21% ở nhóm người có thu nhập dưới 60.000 USD. 

Ngoài sự chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp trên các khung thu nhập, vẫn còn một khoảng cách lớn giữa các chủng tộc tại Mỹ. Theo dữ liệu thất nghiệp tháng 5 của Cục Thống kê Lao động Mỹ, tác động của cuộc suy thoái kinh tế này đối với các gia đình da màu chỉ là phần mới nhất trong một chuỗi dài bất bình đẳng mà họ phải hứng chịu. Sự phân biệt đối xử, tái phân bổ và phân biệt cho vay mua nhà tiếp tục cản trở khả năng mua nhà, xây dựng và tích lũy tài sản của họ. Ngay cả trước khi tình trạng thất nghiệp gia tăng như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của các gia đình da màu vẫn cao hơn 3 điểm phần trăm so với các gia đình da trắng. Giờ đây, sự khác biệt đó đã tăng gấp đôi lên 6 điểm phần trăm. 

Theo dữ liệu khảo sát, các ngành công nghiệp có tỷ lệ thất nghiệp vì Covid-19 tồi tệ nhất chủ yếu là những ngành có mức lương thấp hơn như dịch vụ, khách sạn và bán lẻ. Đứng đầu là những người làm việc tại các quán bar với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 60,6%, tiếp theo là khách sạn (48,7%) và nhà hàng (34,8%). Các địa phương tập trung nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch như Las Vegas được dự đoán sẽ chịu nhiều tác động lâu dài từ cuộc suy thoái này.

Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp tại một số ngành công nghiệp được trả lương cao nhất hầu như không tăng. Trong tháng 4, ngành ngân hàng chỉ có tỷ lệ thất nghiệp 2,9%, trong khi chứng khoán là 3,4% và phát triển phần mềm máy tính là 4,2%. Cổ phiếu của các hãng công nghệ liên tục đạt đỉnh mới trong suốt đại dịch, tiếp tục làm giàu thêm cho lực lượng lao động vốn đã được trả lương cao. Do đó, các khu vực như San Francisco và Seattle – các trung tâm công nghệ - có thể sẽ phục hồi sớm hơn nhiều so với các thành phố tập trung dịch vụ giải trí, khách sạn, quán bar như Las Vegas.

Sự chênh lệch này nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động nghiêm túc để giải quyết bất bình đẳng chủng tộc đã tồn tại một cách có hệ thống trên thị trường nhà ở nói riêng, toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nếu chính phủ Mỹ không thực hiện các hành động tích cực, chủ động để chống lại tác động bất bình đẳng mà cuộc suy thoái này đã gây ra cho các hộ gia đình da màu, nhiều khả năng khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch trong tỷ lệ sở hữu nhà sẽ gia tăng hơn nữa, tương tự như những gì diễn ra sau cuộc Đại suy thoái trong lịch sử.

 

Liên Hương

>> Mỹ: Mùa mua bán BĐS “hạ nhiệt” vì virus Corona

>> Bất động sản Mỹ tăng trưởng nhảy vọt trong tháng 2

Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/06/29/phan-hoa-giau-ngheo-tai-my-nhin-tu-thi-truong-nha-o-hau-covid-19/
Theo Tạp chí Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề

  • Thủ đô Philippines tiếp tục dẫn đầu tốc độ tăng trưởng giá nhà toàn cầu

    Thủ đô Philippines tiếp tục dẫn đầu tốc độ tăng trưởng giá nhà toàn cầu

    BĐS Thế giới
  • Bản đồ những tỷ phú bất động sản giàu nhất hành tinh

    Bản đồ những tỷ phú bất động sản giàu nhất hành tinh

    BĐS Thế giới
  • Giữa thời đại dịch, người Anh tích cực tìm bất động sản ở nước ngoài

    Giữa thời đại dịch, người Anh tích cực tìm bất động sản ở nước ngoài

    BĐS Thế giới
  • Bất động sản New York vật lộn với

    Bất động sản New York vật lộn với "đòn kép" Covid và biểu tình

    BĐS Thế giới
  • Điêu đứng vì biểu tình, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở đắt nhất thế giới

    Điêu đứng vì biểu tình, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở đắt nhất thế giới

    BĐS Thế giới
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop