Ngày Hà Nội chưa mở rộng, chợ quê chỉ cách trung tâm mươi cây số. Bây giờ, nếu lấy Tháp Rùa làm tâm quay com-pa bán kính 30 km cũng chưa chắc đã gặp “mảnh” chợ quê nào cho đúng nghĩa...
Ngày Hà Nội chưa mở rộng, chợ quê chỉ cách trung tâm mươi cây số. Bây giờ, nếu lấy Tháp Rùa làm tâm quay com-pa bán kính 30 km cũng chưa chắc đã gặp “mảnh” chợ quê nào cho đúng nghĩa...
Chợ luôn là một phần không thể tách rời đời sống xã hội, phản ánh khá trung thực đời sống kinh tế ở nơi đã sinh ra nó và đương nhiên, là yếu tố cấu thành đời sống văn hóa vùng miền. Người sang đi chợ lớn, người nghèo đi chợ cóc, chợ quê.
Ngày Hà Nội chưa mở rộng, chợ quê chỉ cách trung tâm mươi cây số là thấy. Bây giờ, nếu lấy tháp rùa làm tâm quay com- pa bán kính 30 km cũng chưa chắc đã gặp “mảnh” chợ quê nào cho đúng nghĩa. Lối sống thành phố đã quen dần với siêu thị, cửa hàng bách hóa.
Người nông thôn tiêu dùng nhỏ lẻ thì quen chợ quê, bởi ít tiền mà tính toán chi li kiểu “năm xu một hào” - đấy là một cách nói vui. Còn kiểu chợ nửa tỉnh nửa quê thì mọc ra ở vùng giáp ranh, giữa nông thôn với thành thị. Pha lẫn sự dồi dào hàng hóa của các chợ đầu mối với mớ tôm mớ tép mà người nông dân đi làm đồng kiếm được, chợ cho thấy hai nửa sang - nghèo của vùng “biên” vẫn chưa thực sự thoát nghèo.
Chợ Khê là một ví dụ. Chợ nằm trên triền đê tả sông Hồng, xã Văn Khê, huyện Mê Linh - Hà Nội, trong vùng giáp ranh với Vĩnh Phúc, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km. Mặc dù không phải là một kiểu chợ quê đúng nghĩa, nhưng những người bán hàng ở đây vẫn gợi nhớ về một “văn hóa chợ” mà chắc không lâu nữa có thể sẽ không còn.
Xã Văn Khê là vùng khá nóng về thị trường bất động sản khi được các nhà đầu tư nhòm ngó.
Chợ nằm trên đê tả sông Hồng, phía sau là khá nhiều những ngôi nhà lớn, mới xây dựng.
Một bà cụ đi chợ với kiểu chít khăn mỏ quạ.
Khi chiều muộn là lúc chợ đông, trông nó giống một chợ đầu mối.
Có rất nhiều cụ già với dăm mớ rau và đôi quang gánh đến chợ bán hàng. Tổng thu cả buổi ước chừng khoảng dưới 100 nghìn đồng.
Một chú bê lang thang bên đàn vịt sắp bị "lên thớt".
Một bà bán rau hiền lành. Bà cụ nhỏ thó, nên những người bán hàng ở chợ thường gọi là cụ Mẩu.
Chợ chiều.
Không có đèn chiếu sáng, để nhìn rõ lúc mua bán người ta thường dựa vào ánh đèn xe.
Một bà cụ đã bán hết hàng.
Có rất nhiều hàng vịt nướng, giá 140 nghìn đồng/con.
Chợ khi vắng vẻ gợi nhớ một vùng quê yên bình nhưng có thể sẽ không còn trong nay mai.
Vẫn còn rất nhiều xe đạp được dùng làm phương tiện đi chợ và chở hàng. Có lẽ loại phương tiện này sẽ không bao giờ mất?
(Theo Dân trí)