logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Doanh nghiệp địa ốc không kịp “ứng phó” trước Thông tư 36

Chính sách - Quy Hoạch

07:33 | 25/02/2014

Một số doanh nghiệp đã lên kế hoạch ứng phó trước thông tin Thông tư 36 sửa đổi theo hướng “siết” tín dụng bất động sản được ban hành.

  • Tp.HCM đầu tư lớn cho nhà ở xã hội
  • Chuyên gia: Cần thiết siết tín dụng bất động sản trong năm 2019
  • HoREA kiến nghị miễn cấp phép xây dựng với công trình nhà ở riêng lẻ

Trong khi dự thảo Thông tư 36 sửa đổi của Ngân hàng Nhà nước đang được lấy ý kiến, một số doanh nghiệp (DN) đã rục rịch điều chỉnh kế hoạch năm 2016. Những DN khác tìm cách hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng.

Hạ kế hoạch

Ngày 23/2, ông Bùi Cao Nhật Huân, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland trước động thái mới của Ngân hàng Nhà nước, thay vì mua thêm dự án mới, doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển và hoàn thành dự án đã công bố, bảo đảm thanh khoản, góp phần phát triển bền vững của thị trường bất động sản cũng như của công ty.

Trong năm 2015, Novaland tung ra 12 dự án với lượng căn hộ đã bán ra đến 6.000 căn nhưng trong năm 2016, doanh nghiệp chỉ tung ra thị trường 5 dự án mới với tổng số căn hộ là 4.000 sản phẩm, tập trung các dự án tại khu trung tâm và các sản phẩm nhà phố, biệt thự.

Theo đại diện một DN có nhiều dự án đang triển khai tại Tp.HCM, việc cơ quan quản lý đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 36 với mục đích hạn chế một phần tín dụng chảy vào bất động sản nhằm kiểm soát dòng vốn, làm lành mạnh cho thị trường là hợp lý.

Tuy nhiên, việc áp dụng mức thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% chỉ sau 1 năm áp dụng là quá nhanh, DN khó điều chỉnh kịp, thay vào đó nên áp ở mức tầm 200%, sau đó nâng lên thì sẽ hợp lý.

thông tu 36

Mới đây, trong công văn gửi đến cơ quan chức năng, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), cũng cho rằng các DN bất động sản khó thể thích nghi kịp việc Ngân hàng Nhà nước đề xuất hạ tỉ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa từ 60% xuống 40% của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

HoREA đề xuất nếu có điều chỉnh thì nên áp dụng tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tối đa là 50% sẽ thuận lợi hơn cho các DN và thị trường.

Giảm lệ thuộc tiền vay

Ông Lương Sỹ Khoa, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia (An Gia Investment), cho rằng đến khách hàng mua căn hộ có nhu cầu vay vốn qua ngân hàng và hoạt động kinh doanh của một số công ty sẽ chịu sự tác động từ việc điều chỉnh chính sách, siết chặt tín dụng bất động sản.

Trong năm 2016, An Gia Investment hướng đến nhóm khách hàng có nhu cầu ở thật. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là sở hữu được một nguồn vốn nhàn rỗi nhất định nên mới có kế hoạch mua căn hộ.

Đồng thời, An Gia Investment cũng không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay nhờ  hoạt động hợp tác toàn diện với Quỹ Đầu tư Creed Group (Nhật Bản). Chính vì vậy, việc siết chặt tín dụng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của An Gia.

Ông Khoa cho biết năm 2016, An Gia Investment và Quỹ Đầu tư Creed Group hợp tác với một DN hàng đầu Việt Nam để phát triển một dự án mới với quy mô 8.000 căn hộ, dự kiến ra mắt thị trường vào cuối quý I này.

Tổng giám đốc một DN bất động sản lớn tại Tp.HCM cho biết công ty vẫn đi theo chiến lược đã đề ra trước đó với số lượng dự án, căn hộ bán ra vẫn cao so với năm ngoái khoảng 15% vì lâu nay công ty ông không quá phụ thuộc vào dòng vốn ngân hàng vì sợ phải lao theo những chích sách tín dụng mà nhà nước đưa ra.

Theo Người lao động

Bài viết cùng chủ đề

  • Giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn trước 10/7

    Giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn trước 10/7

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Quy hoạch khu công viên, nghĩa trang S4 4-2 nằm trên địa bàn hai quận

    Hà Nội: Quy hoạch khu công viên, nghĩa trang S4 4-2 nằm trên địa bàn hai quận

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch quận Hoàn Kiếm để xây ga ngầm

    Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch quận Hoàn Kiếm để xây ga ngầm

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Thanh tra việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tại quận Tây Hồ

    Hà Nội: Thanh tra việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tại quận Tây Hồ

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Tp.HCM: Sử dụng 7,37 tỷ USD vốn vay ODA để xây dựng 8 dự án

    Tp.HCM: Sử dụng 7,37 tỷ USD vốn vay ODA để xây dựng 8 dự án

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop