logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Dự án bất động sản thế chấp ngân hàng: Những con số “bất thường”

Chính sách - Quy Hoạch

09:59 | 26/07/2014

Thông tin từ Văn phòng quản lý đất đai Hà Nội (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), hiện có 26/300 dự án bất động sản đang được thế chấp tại ngân hàng, có đăng ký thông tin đảm bảo trên hệ thống của cơ quan này.

Được biết, Sở Tài nguyên và môi trường Tp.HCM cũng đã công bố danh tính 77/600 dự án đang được thế chấp cho ngân hàng.

Trao đổi với phóng viên chiều ngày 25/7, ông Trần Ngọc Quang – Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, thống kê sơ bộ trên hệ thống của Văn phòng này cho thấy, Hà Nội hiện có khoảng 26 dự án bất động sản đã được thế chấp tại ngân hàng và có đăng ký thông tin giao dịch đảm bảo trên hệ thống của văn phòng.

Dự án bất động sản thế chấp ngân hàn
Ảnh minh họa

Tuy nhiên những con số này tại Hà Nội và Tp.HCM là quá ít, quá bất thường. Bởi thực tế, hiện có đến 90% doanh nghiệp bất động sản phải đi vay vốn ngân hàng để triển khai dự án.

Vậy tại sao số lượng dự án đăng ký thế chấp với các cơ quan quản lý lại quá ít như vậy? Theo các chuyên gia bất động sản, có thể xảy ra nhiều khả năng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đi vay vốn ngân hàng nhưng “trốn” đăng ký thông tin giao dịch đảm bảo nhằm“che mắt” người mua nhà? Hoặc các doanh nghiệp này đã đi vay vốn dưới hình thức nào đó như tín chấp, thế chấp quyền thực hiện dự án… và không đăng ký thông tin với Sở Tài nguyên và các cơ quan quản lý tư pháp…

Theo tìm hiểu của phóng viên, thời điểm trước, các chủ đầu tư dự án bất động sản đều công bố thông tin về việc ngân hàng cam kết cho vay. Khi ngân hàng “chống lưng”, các dự án sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng và điều này rất quan trọng với người mua nhà. Tuy nhiên, nhiều dự án quảng cáo là được ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn nhưng thực tế lại không hề có tên trên hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Trần Ngọc Quang khẳng định số lượng 26 dự án này có hiện thị trên hệ thống của Văn phòng quản lý đất đai, còn các doanh nghiệp và ngân hàng vay vốn dưới hình thức nào thì ông không nắm được.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức – Văn phòng luật sư Basico, có đến 100% doanh nghiệp bất động sản phải dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, do không phải dự án nào cũng đủ điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất hay thế chấp dự án theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, nhiều ngân hàng vì lợi nhuận đã nghĩ ra đủ mọi cách để cho vay. Sau đó, dùng điều 142 của Luật các tổ chức tín dụng để che giấu thông tin về các khoản vay nay.

“Luật kinh doanh bất động sản mới đây quy định, các dự án vay vốn ngân hàng phải đăng ký tài sản đảm bảo trên hệ thống quản lý tư pháp. Tuy nhiên, điều 142 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 lại quy định bảo mật thông tin vay vốn của khách hàng. Do vậy, đây là vướng mắc của quy định pháp luật đối với thực tế dẫn đến thông tin về thế chấp tài sản rất mù mờ ”.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện có rất ít dự án bất động sản được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Điều đó đồng nghĩa, phần lớn các dự án bất động sản đều phải sử dụng chiêu thức lách luật để được vay. Và khi thông tin này bị bưng bít, thì khách hàng có đến các cơ quan chức năng để tra cứu cũng không có được thông tin gì. Hậu quả là nếu doanh nghiệp vay ngân hàng nhưng không có tiền trả thì ngân hàng sẽ siết chính căn hộ mà khách hàng vừa mua.

Theo ​VnMedia

Bài viết cùng chủ đề

  • Người mua nhà nên làm gì khi dự án thế chấp ngân hàng?

    Người mua nhà nên làm gì khi dự án thế chấp ngân hàng?

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Tp.HCM: 16,7% căn nhà ở xã hội sử dụng sai mục đích

    Tp.HCM: 16,7% căn nhà ở xã hội sử dụng sai mục đích

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Tp.HCM: Công khai 77 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng

    Tp.HCM: Công khai 77 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Nguồn cung nhà ở xã hội còn quá ít

    Nguồn cung nhà ở xã hội còn quá ít

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch cục bộ khu đô thị đường Lê Trọng Tấn quận Hà Đông

    Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch cục bộ khu đô thị đường Lê Trọng Tấn quận Hà Đông

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop