logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Đừng đánh mất cơ hội vàng

Chính sách - Quy Hoạch

08:25 | 08/01/2010

Việc hạn chế xây dựng ở những trục đường lớn cho thấy khó khăn của cơ quan quản lý trước thách thức bảo vệ cảnh quan. Tại sao cứ chỉ dựa vào kết quả thiết kế đô thị mà không có giải pháp linh động hơn, kể cả kêu gọi dân cùng tham gia?

Việc hạn chế xây dựng ở những trục đường lớn cho thấy khó khăn của cơ quan quản lý trước thách thức bảo vệ cảnh quan. Tại sao cứ chỉ dựa vào kết quả thiết kế đô thị mà không có giải pháp linh động hơn, kể cả kêu gọi dân cùng tham gia?

Trong mấy năm qua, nhiều trục đường được mở rộng như Hùng Vương, Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Văn Trỗi, Điện Biên Phủ, Nhiêu Lộc-Thị Nghè... đã mở ra cơ hội tạo nên bộ mặt kiến trúc cảnh quan mới cho TP. Thế nhưng kèm theo đó, nhu cầu xây dựng lại nhà ngay sau khi bị giải tỏa một phần của người dân cấp bách tới mức nhiều lúc họ làm trước, xin giấy phép xây dựng sau. Đã có lúc các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đành bó tay trước nhu cầu ấy.

Các dự án mở rộng đại lộ Đông Tây, trục đường Tân Sơn Nhất-Bình Lợi, xa lộ Hà Nội... cũng nằm trong tình trạng trên. Không gian đô thị dọc các tuyến đường trên đang rất cần các công trình kiến trúc có tầm cỡ về quy mô, kiểu dáng và bố cục để tạo nên bộ mặt mới cho khu vực và cho cả TP.

Các cơ quan quản lý về kiến trúc quy hoạch đang phải chịu sức ép rất lớn từ nhu cầu bảo vệ cảnh quan và nhu cầu xây dựng của người dân. Có lẽ đó là nguyên nhân khiến Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QHKT) vừa đề nghị tạm hạn chế cấp phép xây dựng trên các trục đường mới mở để chờ thiết kế đô thị.

Việc làm của Sở QHKT là cần thiết, tuy nhiên có một số câu hỏi được đặt ra:

- Thiết kế đô thị do chính quyền lập có phải là cơ sở để người dân xây dựng không?

Theo tôi là không, vì không có thiết kế đô thị nào chấp nhận cho xây một căn nhà chỉ rộng 3-4 m trên không gian rộng hàng trăm mét. Do yêu cầu cảnh quan, những lô đất nhỏ nằm dọc trục đường lớn sẽ không được xây dựng. Trong trường hợp này, người dân sẽ phải chờ để tham gia vào dự án lớn hoặc nhận đền bù giải tỏa mà thôi.

- Thiết kế đô thị có phải là bản vẽ để nhà đầu tư chấp hành không?

Theo tôi là không. Thiết kế đô thị chỉ là tài liệu tham khảo để cơ quan nhà nước soạn thảo những quy định về kiến trúc cảnh quan dọc trục đường. Chính bản quy định này sẽ là căn cứ để cấp giấy phép xây dựng. Quan niệm thiết kế đô thị như vậy sẽ rút ngắn đáng kể khối lượng công việc và thời gian lập thiết kế đô thị.

Như vậy, vấn đề không phải chúng ta chờ các đồ án thiết kế đô thị quy mô (tốn hàng triệu USD) mà cần sớm xây dựng ngay định hướng kiến trúc cảnh quan cho từng khu vực; sớm ban hành các quy định có tính cốt yếu như yêu cầu về bề rộng tối thiểu của khu đất xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng cho từng khu vực... Các quy định này là tiền đề cho các đồ án thiết kế đô thị. Song song đó, cần đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư, sớm có kế hoạch đưa các khu vực lụp xụp vào các dự án lớn và để người dân cùng tham gia vào các dự án đó. Ví dụ, họ được góp vốn bằng giá trị đất, hoặc được hoán đổi vị trí nhà trong dự án sau khi đã thỏa thuận mức bồi thường…

- Những hộ có lô đất lớn, những hộ có công trình thuộc diện cần bảo tồn có chờ được thiết kế đô thị không?

Theo tôi là không. Việc phải ngồi chờ đến khi có thiết kế đô thị sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của những hộ có lô đất lớn. Các công trình bảo tồn cũng không thể chờ vì việc lưu giữ, phục chế các công trình này là rất cần thiết.

Nếu chính quyền có chính sách đúng, giải quyết hài hòa lợi ích riêng và chung thì chắc chắn những người có nhà, đất dọc các trục đường này sẽ tích cực hỗ trợ dù trước mắt có thể chịu thiệt thòi nhất định.

TS Võ Kim Cương
(Theo PL TPHCM)

Bài viết cùng chủ đề

  • Chợ đêm Long Biên

    Chợ đêm Long Biên

    Chính sách - Quy Hoạch
  • TP Hồ Chí Minh xây thêm 7 - 8 triệu m2 nhà ở một năm

    TP Hồ Chí Minh xây thêm 7 - 8 triệu m2 nhà ở một năm

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hơn 1.400 tỷ đồng phát triển nhà ở cho sinh viên

    Hơn 1.400 tỷ đồng phát triển nhà ở cho sinh viên

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội hoàn chỉnh quy chế thuê, thuê mua nhà ở xã hội

    Hà Nội hoàn chỉnh quy chế thuê, thuê mua nhà ở xã hội

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Chùm ảnh tòa nhà cao nhất thế giới

    Chùm ảnh tòa nhà cao nhất thế giới

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop