logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Luật Nhà ở (sửa đổi): Còn nhiều tranh cãi

Chính sách - Quy Hoạch

11:20 | 11/09/2014

Luật Nhà ở sửa đổi được đánh giá là đã có nhiều điều chỉnh tích cực. Song bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề được tranh cãi, chủ yếu là các chính sách phát triển NƠXH cho người dân sao cho hợp lý hơn.

  • Bộ Xây dựng đề nghị sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014
  • Thôi quốc tịch Việt Nam có chấm dứt quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
  • Hà Nội kiến nghị điều chỉnh Luật để "gỡ vướng" cải tạo chung cư cũ

Ngày 10/9/2014, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục làm việc và cho ý kiến về Luật Nhà ở (sửa đổi).

Riêng nội dung về Quỹ phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật, một số ý kiến đồng tình với sự cần thiết thành lập Quỹ này, nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên thành lập riêng mà để Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quản lý, triển khai bởi lo ngại Quỹ phát triển NƠXH sẽ thành "quỹ tín dụng đen".

Sử dụng thông minh quỹ phát triển NƠXH 

Một số ý kiến khác lưu ý, cần quy định rõ hơn về mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của tổ chức tài chính Nhà nước này. Bởi lẽ, việc thành lập Quỹ phát triển NƠXH là để tạo thêm một kênh huy động vốn với lãi suất ưu đãi, ổn định và thời gian cho vay dài hạn nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn về nhà ở được vay vốn hoặc hỗ trợ cho các DN vay vốn tham gia phát triển NƠXH.

Luật Nhà ở (sửa đổi): Còn nhiều tranh cãi
Nguồn vốn hình thành nhà ở xã hội cần được quản lý, triển khai thực hiện thông qua
Ngân hàng Chính sách xã hội

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội - ông Phan Trung Lý cho biết, dự thảo Luật không bắt buộc tất cả 63 tỉnh, thành phố phải thành lập Quỹ phát triển NƠXH. Quỹ này được thành lập tại thành phố trực thuộc trung ương và một số ít tỉnh có nhiều công nhân KCN, trường cao đẳng, đại học, có nhu cầu cao về NƠXH.

Mặt khác, NHCSXH hiện chỉ tham gia cho vay vốn đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình tín dụng của cả nước theo quy định của Chính phủ mà không thực hiện cho vay riêng đối với các địa phương có nhu cầu lớn về NƠXH. Vì vậy, nếu chuyển việc huy động vốn của Quỹ qua ngân hàng này để hỗ trợ cho các địa phương trong việc phát triển NƠXH là không hợp lý.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, nên có Quỹ vì: Thứ nhất, bản thân Quỹ đã được quy định trong Luật Nhà ở 2005. Nếu thực hiện chưa có hiệu quả phải xem lại nguyên nhân vì sao. Thứ hai là từ yêu cầu thực tiễn hiện nay, riêng với đối tượng "Người có công" đã có tới 323 nghìn nhà cần phải hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, ngoài ra còn trên 1 triệu hộ cận nghèo thu nhập thấp không đủ để tự tạo nhà ở của mình. Thứ ba, nhiều nước có điều kiện kinh tế, xã hội tương tự như nước ta hoặc tốt hơn vẫn có quy định về quỹ phát triển NƠXH. Do vậy, cùng với nguồn khác, Quỹ là nguồn tài chính rất quan trọng để tạo lập NƠXH.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại không tán thành việc thành lập Quỹ phát triển NƠXH và đề nghị NHCSXH làm thay chức năng cho vay của Quỹ này vì dễ theo dõi và quản lý. Việc thành lập Quỹ chỉ làm tăng biên chế, tổ chức, làm phân tán nguồn lực.

Song, nhiều ý kiến nhấn mạnh, điểm quan trọng là dự thảo Luật đã không đưa ra được phương thức huy động vốn có tính khả thi cao hơn so với các hình thức huy động vốn của TCTD mà chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Như vậy, đối với các tỉnh đang được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương sẽ khó có nguồn ngân sách để thành lập Quỹ này.

Đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.Hồ Chí Minh) chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp thì cho rằng, Luật Nhà ở có nhiều điểm sáng nhưng vẫn còn không ít điểm "hơi bị tù mù" mà điểm tù mù đầu tiên chính là Quỹ phát triển NƠXH. Ông phân tích: Dính vào Quỹ này phức tạp lắm. Lơ mơ lại trở thành quỹ tín dụng đen, rồi tiền lại sử dụng vào việc khác, rồi cố ý làm trái pháp luật, rồi tham ô. Vì vậy, nên để NHCSXH làm việc này thay vì thành lập thêm một Quỹ. Bởi nếu thành lập thêm Quỹ NƠXH, ngân sách Nhà nước sẽ phải tốn kém thêm một khoản cho bộ máy tổ chức và các chi phí khác. Vì vậy, nên ngăn ngừa trước thì tốt hơn - đại biểu Đỗ Văn Đương đề xuất.

Chính sách NƠXH cần rõ ràng, chặt chẽ

Nhiều đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo và đồng tình với mục tiêu phát triển NƠXH là nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn có thể mua, thuê, thuê mua nhà ở. Điều này đã được nhiều nước trên thế giới xác định đây là trách nhiệm chính của Nhà nước. Việc phát triển NƠXH phải có sự tham gia của toàn xã hội, của cộng đồng nhưng Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ chế, chính sách, điều kiện hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển NƠXH, nhằm đáp ứng mục tiêu bảo đảm quyền có chỗ ở của người dân đã được Hiến pháp quy định.

Tuy nhiên, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cũng chỉ ra nhiều vấn đề bất hợp lý. Cụ thể như chưa có sự thống nhất giữa chính sách hỗ trợ NƠXH (Điều 63) với hình thức thực hiện chính sách NƠXH (Điều 50). "Nếu đọc Điều 63 sẽ thấy có 4 chính sách: Nhà nước hỗ trợ một phần vốn; Nhà nước cho vay vốn và tạo nguồn vốn để cho vay thực hiện chính sách NƠXH; Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho NƠXH; và Nhà nước thực hiện chính sách giao đất ở được miễn tiền sử dụng đất.

Đây là những chính sách rất hay nhưng nếu đọc Điều 50 về hình thức thực hiện thì chỉ có 3 hình thức là: hỗ trợ cho thuê, cho thuê mua hoặc bán NƠXH; hỗ trợ theo chương trình mục tiêu quốc gia cho 2 đối tượng người có công và hộ cận nghèo ở nông thôn; và hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ ngân sách Nhà nước thông qua NHCSXH hoặc từ Quỹ", đại biểu Đỗ Mạnh Hùng dẫn chứng.

Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) đồng tình với việc phải thiết kế nhà ở công vụ trong dự án Luật Nhà ở, nhưng chỉ cho đối tượng là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước. Còn các đối tượng khác không cần thiết quy định trong luật. "Qua giám sát thực tiễn giá thuê nhà ở của công nhân trong KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) cho thấy, trong khi trang bị nhà ở cho công nhân không bằng nhà công vụ nhưng giá thuê của công nhân cao gấp 4 lần cho cán bộ thuê là bất hợp lý", ông Hà nói.

Song, nội dung tranh luận gay gắt nhất trong các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội chuyên trách là những vấn đề liên quan đến phần diện tích sở hữu chung trong các khu nhà chung cư. Theo dự thảo Luật, chỗ để xe được chia thành 2 loại, nếu là chỗ để xe 2 bánh thì thuộc sở hữu chung, nếu là chỗ để xe ô tô thì do chủ đầu tư quyết định sẽ thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc thuộc sở hữu chung.

Ông Phan Trung Lý cho biết, tại Khoản 3 Điều 70 Luật Nhà ở hiện hành đã quy định rõ nơi để xe là thuộc sở hữu chung. Tuy nhiên, khi hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2005 thì trong nội dung của Khoản 2, Điều 49 Nghị định 71/2010/NĐ-CP lại chia nơi để xe thành 2 loại như dự thảo Luật. Quy định này đã dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp về nơi để xe ô tô trong nhà chung cư vì không rõ là thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng, phát sinh tranh cãi về mức giá trông giữ xe ô tô, gây mất ổn định trật tự xã hội.

Phản đối quy định này, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, nếu nói nơi để xe 2, 3 bánh là sở hữu chung của các hộ chung cư, còn nơi để ô tô lại do chủ đầu tư quyết định sở hữu riêng hoặc chung là không đúng. Bởi, "có gia đình 10 xe máy, có nghĩa là 20 bánh nhưng cũng có gia đình chỉ có 1 ô tô, 4 bánh. Nếu quy định như vậy là nhằm vào diện tích sử dụng, như thế là rất lỗ mỗ", đại biểu Đỗ Văn Đương phân tích.

Ông cũng cho rằng, thực tế nhu cầu sở hữu ô tô ngày càng cao trong một bộ phận dân cư, trong khi chủ đầu tư chỉ xây nhà để bán, do vậy họ thường xây cho hết đất. Nếu không có quy định cụ thể thì điều này rất nguy hiểm bởi khi không có các công trình chung, xe ô tô sẽ tràn ra đường, gây ách tắc giao thông và gây khó khăn cho chính những người trong căn hộ đó. "Người ta đến ở chung cư như ở trong lồng, không có chỗ để xe, không đi đâu được, thế thì chết", ông Đương nói và đề xuất: Phải mở cho hộ chung cư một không gian chung. Khi bắt đầu xây nhà phải có chỗ để xe ô tô, phải có nơi sinh hoạt chung.

"Từ điểm này tôi đề nghị cần thống nhất đã là nơi để xe thì phải là sử dụng chung của các căn hộ chứ không có chuyện diện tích để xe 2 bánh thì sử dụng chung, còn diện tích dành cho ô tô lại được sử dụng riêng", ông Đương kiến nghị với Ban soạn thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo NDHMoney

Bài viết cùng chủ đề

  • Kiến nghị công nhận Phú Quốc (Kiên Giang)  là đô thị loại II

    Kiến nghị công nhận Phú Quốc (Kiên Giang) là đô thị loại II

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Quy hoạch chi tiết Khu phức hợp Tân Cảng Sài Gòn (Tp.HCM) được điều chỉnh

    Quy hoạch chi tiết Khu phức hợp Tân Cảng Sài Gòn (Tp.HCM) được điều chỉnh

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Đề xuất ghi 2 loại diện tích căn hộ trên sổ đỏ

    Đề xuất ghi 2 loại diện tích căn hộ trên sổ đỏ

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Chỉ đạo giải quyết vướng mắc về thu hồi sổ đỏ

    Hà Nội: Chỉ đạo giải quyết vướng mắc về thu hồi sổ đỏ

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Thời hạn sử dụng đất KCN Sóng Thần 3 được điều chỉnh

    Thời hạn sử dụng đất KCN Sóng Thần 3 được điều chỉnh

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop