Đường phố Hà Nội luôn tràn ngập các băng rôn, biển quảng cáo. Bởi thế, để gây ấn tượng với khách, nhiều chủ cửa hàng đã sáng tạo ra những biển hiệu chẳng giống ai.
Đường phố Hà Nội luôn tràn ngập các băng rôn, biển quảng cáo. Bởi thế, để gây ấn tượng với khách, nhiều chủ cửa hàng đã sáng tạo ra những biển hiệu chẳng giống ai.
Hầu như không khách qua đường nào có thể bỏ qua những tấm biển này nhưng cảm nhận về chúng thì không phải ở người nào cũng là tích cực.
Các cửa hàng bán bột, cháo cho trẻ em mang thương hiệu Thành “râu” còn trưng cả ảnh chủ nhân lên biển quảng cáo để đề phòng các cơ sở “nhái”.
Biển hiệu của cửa hàng bún chả số 57 Nguyễn Khuyến thoạt nhìn thì cũng giống như những biển quảng cáo khác. Nhưng nếu chú ý kỹ, thực khách sẽ thấy một dòng chữ nhỏ nằm phía dưới mang đậm tính cạnh tranh: “Lưu ý: Cửa hàng kế bên mới mở”.
“Siêu” biển quảng cáo: tấm biển quảng cáo của số nhà 12 đường Trần Đại Nghĩa quảng cáo cùng một lúc của ba mặt hàng kinh doanh... chẳng có quan hệ gì với nhau: Sim thẻ - Các loại sách - Bánh mỳ.
Không chỉ chăng biển quảng cáo, phòng khám tư nhân số 189 Giải Phóng còn đặt hẳn một tấm bảng điện tử có dòng chữ “Hút Thai” với đèn phát sáng đặt ngay trên vỉa hè. Dịch vụ này được “quảng cáo” công khai, lộ liễu như vậy làm nhiều người đi đường cảm thấy xót xa khi nghĩ về khía cạnh nhân đạo của nó.
Cửa hàng 176 Tôn Đức Thắng treo một tấm biển có diện tích ngang ngửa mặt tiền cửa hàng với dòng chữ “Ối Giời Ơi! Rẻ quá” khiến cho ai đi qua cũng phải tò mò.
“Cho: Tự đắp - Tự nặn - Tự ve - Tự vuốt” - quảng cáo gây “choáng” của một cửa hàng kinh doanh dịch vụ nặn gốm ở Bát Tràng.
Cửa hàng 12D Hàng Cót kinh doanh thắt lưng, ví da treo biển quảng cáo rất “oách”: “Rừng thắt lưng biển ví”.
Mỗi khi đi qua Cửa hàng 36 Tôn Đức Thắng, hầu hết mọi người đều thắc mắc không biết phải đọc tên biển hiệu này là gì.
(Theo Đất Việt)