logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Quy hoạch Hà Nội bị “băm nát”?

Chính sách - Quy Hoạch

08:07 | 27/03/2017

Nhằm đối phó với tình trạng tắc đường gia tăng từng ngày, tình trạng thiếu bãi đỗ xe, Hà Nội đang thúc đẩy hàng loạt dự án bãi đỗ xe ngầm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những bãi đỗ xe bé nhỏ ấy sẽ không thấm tháp vào đâu so với những “rừng” cao ốc tiếp tục mọc lên trong nội đô.

  • Mở rộng Quốc lộ 3 qua Sóc Sơn (Hà Nội) lên 6 làn xe
  • Hà Nội: 5 huyện được ủy quyền lập đề án lên quận
  • Hà Nội điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây

quy hoạch Hà Nội
Tổ hợp cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ đang triển khai xây dựng.

Hàng trăm tuyến đường của Hà Nội nhỏ như ngõ ngách nhưng cao ốc vẫn đua nhau mọc lên dẫn tới ùn tắc liên miên, hạ tầng quá tải. Tuy nhiên, trả lời về các đồ án, dự án quy hoạch này, cơ quan chức năng đều khẳng định “phù hợp với các chỉ tiêu cho phép”!

Vạn căn hộ đè lên phố nhỏ

Chúng tôi có mặt tại tuyến đường Nguyễn Tuân nối từ đường Lê Văn Lương kéo dài đến đường Nguyễn Trãi và không khỏi bất ngờ trước mật độ nhà cao ốc tại đây. Gọi là đường phố nhưng tại đây mặt cắt ngang chỉ từ 9-13 mét kể cả vỉa hè, nhiều nơi bị hàng quán, biển quảng cáo lấn chiếm nên càng chật chội. Điều đáng nói nhất tại đây đó là chiều dài tuyến phố chỉ chưa đầy 700 mét nhưng có tới 6 dự án cao ốc đang triển khai khẩn trương.

Điển hình như dự án Imperia garden do Công ty CP HBI làm chủ đầu tư có tới 4 tòa tháp căn hộ cao từ 27 đến 35 tầng với hơn 1.500 căn hộ đang chuẩn bị bàn giao. Ngoài ra, còn dự án The Legend với 2 tòa nhà cao 28 tầng đang hoàn thiện; dự án Goldseason có 3 tòa nhà với khoảng 600 căn hộ; dự án của Công ty Thống nhất Bắc Việt tại 82 Nguyễn Tuân. Ngay sát với tuyến đường Nguyễn Tuân là tuyến đường Nguyễn Huy Tưởng cũng cùng chung số phận khi trên con phố nhỏ này cũng có tới 6 dự án cao ốc với hàng ngàn căn hộ đang chuẩn bị đưa vào sử dụng.

Đại diện lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết, hầu hết các nhà máy của nhà nước trước đây trên địa bàn phường đều chuyển sang làm căn hộ để bán. Do tình trạng bùng phát các toà cao ốc căn hộ trên địa bàn phường nếu tính cả những dự án sẽ triển khai trong một vài năm tới thì số dân của phường sẽ gấp 2 lần hiện nay, khoảng hơn 4 vạn dân! Do lượng dân cư tăng đột biến nên hạ tầng đều đã quá tải, nhiều điểm nghẽn giao thông, thoát nước không đáp ứng yêu cầu.

Tại các phường như Nhân Chính, Thượng Đình (Thanh Xuân), Minh Khai (Hai Bà Trưng), Láng Hạ (Đống Đa), Dịch Vọng (Cầu Giấy)…cũng đang xảy ra tình trạng tương tự.

Hạ tầng, đường giao thông chạy theo cao ốc

Vị đại diện lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung cho hay, điều bất hợp lý nhất trong triển khai cả chục dự án nhà cao tầng trên địa bàn phường đó là cấp phép làm nhà mà lại “quên” xây đường. Hàng loạt tuyến đường sập xệ bé nhỏ oằn mình cõng nhiều dự án khủng.

“Quy hoạch mở rộng tuyến đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng có từ chục năm trước nhưng đến nay tôi cũng không biết khi nào triển khai”, đại diện UBND phường Thanh Xuân Trung khẳng định. Thực tế, trong quyết định phê duyệt hàng loạt các dự án cao ốc tại đây cơ quan chức năng đều lấy con đường trong quy hoạch tương lai để chứng minh cho các tiêu chuẩn hạ tầng cân đối cho dự án là phù hợp! Trong khi đó, thực tế nhà thì mọc lên ầm ầm nhưng đường thì vẫn chỉ là những dự án treo chưa biết đến khi nào mới thành hiện thực.

Gần đây nhất, ngay cả trong báo cáo của UBND thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ giải trình về tổ hợp cao 50 tầng tại 148 Giảng Võ, thành phố Hà Nội cũng cho rằng mặc dù xây dựng cụm công trình lớn tại đây nhưng vẫn đảm bảo về giao thông. Văn bản của thành phố đã lấy định hướng quy hoạch đến năm 2030 để giải thích cho cụm công trình: “Về lâu dài, khi hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn được đầu tư xây dựng, vận hành (tuyến đường sắt đô thị số 3 trên phố Kim Mã và tuyến BRT trên phố Giảng Võ): thị phần đảm nhận của phương tiện vận tải công cộng tăng lên thành 50% đến năm 2030 (và 65-70% các năm sau 2030), lưu lượng sử dụng phương tiện cá nhân trong phạm vi ô đất quy hoạch I1 giảm còn khoảng 8,6% khả năng thông hành trên các tuyến đường thành phố và khu vực xung quanh, đảm bảo điều kiện lưu thông bình thường, không gây ùn tắc giao thông”.

Thực tế tại khu đất di dời Trung tâm triển lãm Giảng Võ, nhiều hạng mục của tổ hợp cao tầng đã bắt đầu được triển khai và chỉ một vài năm tới tại đây sẽ có cả ngàn căn hộ và hàng nghìn xe ô tô tăng thêm. Chưa kể khu vực trung tâm thương mại sẽ thu hút hàng vạn lượt người mỗi ngày đến mua sắm. Trong khi đó về hạ tầng, nhiều nội dung vẫn chỉ là “quy hoạch định hướng”!

quy hoạch Hà Nội bị băm nát
Đường Nguyễn Tuân chưa biết bao giờ mở rộng nhưng đã có 6 dự án
nhà cao tầng.

Nhiều khe hở dễ bị “đi đêm”

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một cán bộ nguyên lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết: Thực tế thẩm định các dự án cho thấy cơ quan chức năng cần tỉnh táo với nhiều chiêu “lách” quy hoạch của nhà đầu tư. Lo ngại nhất của các chủ đầu tư dự án đó là khả năng cân đối hạ tầng. Vì vậy chủ đầu tư thường tìm cách giảm số dân theo hướng tăng diện tích xây dựng trên đầu người.

“Điều bất ngờ là nhiều dự án tại trung tâm đất chật người đông nhưng thường trình phương án diện tích sàn trên đầu người rất lý tưởng, thậm chí vượt so với tiêu chuẩn nhiều. Tôi ví dụ nhà đầu tư trình bầy phương án diện tích sàn xây dựng là 30, thậm chí 50m2/đầu người thì thực tế khi đưa vào sử dụng ai có thể khống chế căn hộ này chỉ ở được bao nhiêu người? Khi đó ở bao nhiêu người là do chủ sở hữu căn hộ quyết định chứ không phải cơ quan chức năng. Đây là chiêu lách luật rất phổ biến của nhà đầu tư”, vị chuyên gia cho hay.

Một thực tế khác có lẽ không nhiều người biết, khi mà quy chế kiểm soát nhà cao tầng trong 4 quận nội đô lịch sử ngày càng bị dư luận “soi” nhiều hơn thì một số chủ đầu tư đã nghĩ ra kiểu cam kết chỉ bán nhà cho người có hộ khẩu trong 4 quận nội đô (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) để chứng minh rằng dự án không làm tăng dân cư với khu vực hạn chế phát triển. Tuy nhiên, thực tế không có cơ quan nào kiểm soát các cam kết này và chủ đầu tư vẫn thoải mái bán nhà cho người có hộ khẩu tại nhiều địa phương khác nhau.

Xin lấy dự án 8B Lê Trực làm ví dụ. Tại văn bản số 3546 do một vị Phó Giám đốc Sở QHKT Hà Nội ký ngày 24/10/2013 chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ có đoạn: “Để đảm bảo định hướng tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, hạn chế tăng dân cư tại khu vực nội đô lịch sử, phần căn hộ để bán chỉ dành cho các đối tượng nội thành thuộc 4 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, chủ đầu tư đã cam kết tại công văn số 399/CVDA ngày 21/10/2013). Thực tế, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong thì tại đây người thuộc các quận huyện, địa phương khác cũng vẫn mua bán thoải mái và trong hợp đồng mua bán căn hộ không có hạn chế nào về hộ khẩu như cam kết nêu trên!

Theo Tiền phong Online

Bài viết cùng chủ đề

  • Đà Nẵng “mạnh tay” với tổ chức, cá nhân để xảy ra xây dựng không phép

    Đà Nẵng “mạnh tay” với tổ chức, cá nhân để xảy ra xây dựng không phép

    Chính sách - Quy Hoạch
  • TPHCM: Duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết ba khu dân cư

    TPHCM: Duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết ba khu dân cư

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Tp.HCM đẩy nhanh tiến độ kiểm kê, đánh giá biệt thự cần bảo tồn

    Tp.HCM đẩy nhanh tiến độ kiểm kê, đánh giá biệt thự cần bảo tồn

    Chính sách - Quy Hoạch
  • TP HCM quy hoạch không gian ngầm toàn thành phố

    TP HCM quy hoạch không gian ngầm toàn thành phố

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết KĐTM Kim Chung

    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết KĐTM Kim Chung

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop