Thủ tướng chính phủ vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Theo đó, Thừa Thiên Huế sẽ trờ thành thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ tướng chính phủ vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Theo đó, Thừa Thiên Huế sẽ trờ thành thành phố trực thuộc trung ương.
Mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ là trung tâm khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học, công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á, có quốc phòng an ninh tăng cường, chính trị xã hội ổn định, vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nâng cao.
Định hướng phát triển, tập trung đầu tư, sớm hòan thiện và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, hòan thiện xây dựng các công trình lớn. Chú trọng phát triển bền vững và giải quyết tốt các côg tác môi trường ngay trong quy hoạch và điều hành. Đầu tư phát triển thành phố Huế thành hật nhân tăng trưởng, làm nòng cốt thúc đẩy sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Đầu tư phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây, Lăng Cô thành trung tâm kinh tế và đô thị quan trọng phí nam tỉnh, từng bước trở thành trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Phát triển khu kinh tế của khẩu A Đớt thành một trong những trung tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại đường biên giữa Việt Nam với các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.
Cơ cấu lại kinh tế nông thôn, gắn kinh tế nông thôn như một vành đai vệ tinh phát triển của khu kinh tế và các đô thị trong tỉnh, phát triển vùng kinh tế Tam Giang - Cầu Hai.
Hoàn thiện quy hoạch không gian lãnh thổ theo hướng tạo các đô thị gắn kết với nhau và với các khu vực nông thôn trên hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Gắn xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Về mạng lưới giao thông, đầu tư xây dựng đường bộ, đường sắt cao tốc, đường Hồ Chí Minh phía đông, hầm đường bộ đèo Phú Gia Tượng, nâng cấp mở rộng quốc lộ 49A. mở rộng đường La Sơn - Nam Đông, đầu tư mới đường 71 và 74 mối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A và các cảng biển, đầu tư mới ga đường sắt Lăng Cô, nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài.
H.N