logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Trục Hồ Tây - Ba Vì không phải là đường cao tốc

Chính sách - Quy Hoạch

09:01 | 03/09/2010

Không cần thiết phải so sánh với trục Trường An (Bắc Kinh, Trung Quốc), Champs - Elysees (Paris, Pháp) hay The Mall (Washington. DC của Mỹ), trục Hồ Tây - Ba Vì có sứ mạng riêng của nó. TS.KTS. Thái Thành Chương bày tỏ quan điểm.

  • Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ bùng nổ trong vòng 5 năm tới
  • Hưởng trọn vẹn cuộc sống xanh giữa Điền Viên thôn
  • Tư vấn kiến trúc biệt thự nghỉ dưỡng ven đô

Không cần thiết phải so sánh với trục Trường An (Bắc Kinh, Trung Quốc), Champs - Elysees (Paris, Pháp) hay The Mall (Washington. DC của Mỹ), trục Hồ Tây - Ba Vì có sứ mạng riêng của nó. TS.KTS. Thái Thành Chương bày tỏ quan điểm.

Định hướng quy hoạch chung thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định, thủ đô Hà Nội là đô thị “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, cơ bản được phát triển theo mô hình chùm đô thị (có cấu trúc gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh), với hệ giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với hệ giao thông vùng thủ đô và quốc gia.

Trong hệ thống các trục hướng tâm được hoạch định, các nhà tư vấn có đề xuất xây dựng mới trục Hồ Tây - Ba Vì (trục Thăng Long cũ) nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến quốc lộ 21 nhằm giải quyết vấn đề giao thông giữa khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phía Tây của thủ đô Hà Nội và phụ cận.

Để hình thành trục đường này ngoài các luận cứ khoa học tính toán nhu cầu giao thông đô thị (trên cơ sở quy mô dân số, việc làm, khoảng cách đi lại, mật độ phân bổ lưới đường... gắn với tầm nhìn đến năm 2050), các chuyên gia trong nhóm tư vấn còn thống nhất về ý tưởng là con đường cảnh quan để kết nối khu vực Ba Vì với khu vực Hồ Tây - Ba Đình, tạo cơ hội để xây dựng một tổ hợp không gian kiến trúc mới với các công trình văn hóa (như Đài Độc lập, hệ thống bảo tàng, cung văn hóa...), các công trình dịch vụ, thương mại tiêu biểu của quốc gia và của thủ đô ngàn năm tuổi trên trục (đoạn từ quốc lộ 70 đến vành đai 4, dài khoảng 4 km).

Khi nghiên cứu hướng tuyến, có chuyên gia tư vấn còn nhận thấy ở cả hai khu vực Ba Đình và Ba Vì (núi Tản Viên) còn đều được lựa chọn để lưu giữ đến muôn đời những giá trị di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người con, lãnh tụ vĩ đại của non sông đất nước Việt Nam ta.

Cần khẳng định rằng trục Hồ Tây - Ba Vì không phải là đường cao tốc như đại lộ Thăng Long (trục Láng - Hòa Lạc cũ), hay một xa lộ hiện đại nào đó, nó có ý nghĩa là đường giao thông nhưng mang tính văn hóa - lịch sử và được thiết kế đặc biệt để đảm bảo toát lên tư tưởng của thời đại, thân thiện với môi trường, cảnh quan phù hợp với cấu trúc thủ đô Hà Nội mở rộng.

Các chuyên gia Vùng Iie-de - France (phản biện quốc tế cho đồ án quy hoạch chung Hà Nội) đánh giá: “Trục không gian này là một yếu tố cơ bản và tượng trưng cho sự liên kết có ý nghĩa chính trị và văn hóa giữa hai địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây cũ. Ý tưởng này cần được thực hiện bằng một trục giao thông dành cho nhiều loại hình phương tiện chứ không chỉ đơn thuần là một trục không gian ảo".

Đúng là không cần thiết phải so sánh với trục Trường An (Bắc Kinh, Trung Quốc), Champs - Elysees (Paris, Pháp) hay The Mall (Washington. DC của Mỹ), trục Hồ Tây - Ba Vì có xứ mạng riêng của nó. Nếu trục Hồ Tây - Ba Vì được xây dựng, ngoài yếu tố kỹ thuật về giao thông thuần túy, chúng ta có quyền nghĩ đến và tự hào về một không gian biểu đạt sự thăng hoa của nền văn hóa dân tộc mà ở đó có sự kết tinh văn hóa của thời đại Hồ Chí Minh.

TS.KTS. Thái Thành Chương
(Theo Vnexpress)

Bài viết cùng chủ đề

  • Làn sóng đô thị loại 1

    Làn sóng đô thị loại 1

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Cà Mau: đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng nâng cấp đô thị

    Cà Mau: đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng nâng cấp đô thị

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày Quốc khánh

    Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày Quốc khánh

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Trung tâm thương mại sập khi đang thi công

    Trung tâm thương mại sập khi đang thi công

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Quy hoạch chung Hà Nội: cần có sự đột phá

    Quy hoạch chung Hà Nội: cần có sự đột phá

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop