Theo quan niệm của người xưa, xây nhà thường rất coi trọng việc dựa lưng vào núi vì đảm bảo thế chắc chắn và tạo tầm nhìn cảnh quan. Loại hình "nhà ở sơn cảnh" vẫn rất được ưa chuộng.
Trong phong thủy học dãy núi dài mãi không đứt được gọi là "Long mạch". Mỗi long mạch có hình và thế khác nhau, thiên xích (ngàn thước) là thế, bách xích (trăm thước) là hình thế là viễn cảnh (nhìn xa), hình là cận quan (nhìn gần).
Thế là các ngọn núi thấp kéo dài không đứt, hình là chỉ một ngọn núi, quả đồi đơn côi. Thế là phi long (rồng bay), như ngựa phi, như nước cuộn sóng, thật lớn mạnh, mọi việc điều hanh thông, tức thời.
Đặc biệt là ngôi nhà ở phía Tây, Tây Bắc có dãy núi vòng cung lượn âm không lớn, phong thủy gọi đây là “Kim tinh sơn”(núi sao vàng). Thế núi này chắc chắn, tàng phong, tụ khí, sức sống vượng nhất.
Theo phong thủy nhà ở, nhà tựa lưng vào núi cao vừa phải sẽ tốt
Tuy nhiên việc xây nhà ở dựa lưng vào núi phải cẩn trọng.
Nên xây nhà theo kết cấu “trước thấp sau cao”
Cái gọi là “sơn bao thủy ấp”, lại nói “gánh vác âm, ôm ấp dương”, địa thế phía sau nhà ở cao hơn địa thế phía trước sẽ tạo cảm giác như đang dựa vào núi. Xây nhà trên địa thế này không chỉ đón nhận ánh sáng mặt trời và sự thông gió ra còn hình thành cảm giác “được bao bọc”, thỏa mãn nhu cầu tâm lý được bao bọc trong tiềm thức của con người, khiến con người cảm thấy an toàn đồng thời có thể ngắm nhìn phong cảnh.
Nhưng cần chú ý dốc núi không được quá cao, kỵ dốc quá đứng, nếu không sẽ tạo cảm giác bị treo lơ lửng trên không gây sự bất an trong tâm lý.
Không nên xây nhà theo cấu trúc “trước cao sau thấp”
Xây nhà theo kiểu này về phương diện kinh tế sẽ tốn kém thêm cho việc xây dựng vì phải xử lý đặc biệt nền móng. Điều quan trọng hơn là nhà theo kiểu này sẽ gây cho con người cảm giác bất an, sợ hãi khiến cuộc sống trở nên căng thẳng và ngắn ngủi.
Không nên xây nhà trên vách núi cheo leo
Thực tế, vách núi cheo leo rất nguy hiểm. Nếu có trẻ con trong nhà thì càng không nên cư ngụ ở nơi này, dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Không nên xây nhà trên đỉnh núi
Đây là biểu hiện cho sự không may mắn vì nơi nào cao nhất sẽ bị ảnh hưởng của gió bão nhiều nhất, cũng giống như những cây trồng nào mọc cao nhất trong khu rừng thì chính những cây đó sẽ gánh chịu nắng gió, mưa dầm nhiều hơn.
Hơn nữa sự cao nhất còn mang một ý nghĩa tột đỉnh, có câu “vật cùng tất biến, vật cực tất phản” cái gì thái quá tột đỉnh thì tất phải đi đến suy tàn, diệt vong. Địa thế quá cao sẽ gây cảm giác hoang vu, lạnh lẽo, ít hơi người, xung quanh trống trải, cuộc sống có cảm giác cô độc.
Không xây nhà nơi “bồn địa”
Nếu nhà ở mà nền móng kiến trúc thấp hơn địa thế xung quanh thì như sống trong một bồn địa, địa hình này không có lợi cho sự thông gió, đón nhận ánh sáng và thoát nước. Hơn nữa, theo góc độ Phong thủy, đây là khu vực dễ tích tụ môi trường vi khuẩn với mật độ cao, có hại đến sức khỏe của người cư ngụ, cho nên khi chọn mua nhà cần đặc biệt lưu ý.
Phía sau nhà ở không nên dựa vào “núi ác”
Phía sau nhà ở mà núi có hình thế cao vút hiểm trở, đá núi lởm chởm, cách nói truyền thống gọi là “Liêm Trinh Sơn”, chỉ sự tồi tệ của môi trường sinh thái ở đó.
Đất có phong thuỷ tốt đẹp lá nơi cây cỏ sinh tươi rậm rạp, chất nước, chất đất trong sạch phù nhiêu, núi xanh nước biển, sơn thuỷ hữu tình, sức sống phừng phừng, còn thế núi gầy nhẳng lởm chởm răng cá sấu, trơ đá trắng, cây cỏ lưa thưa da chó ghẻ, trong tựa răng nha quái thú sát khí đằng đằng, nhác nhìn đã thấy sởn gai ốc, thê lương.
Thế núi thiếu sinh khí ấy không thích hợp với người sống lâu dài. Phong thủy cho rằng nơi bần sơn ác thủy này tượng trưng cho khí suy bại, khô cằn.