Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, nhu
cầu của người dân hiện nay là dưới 1 tỷ đồng/căn hộ nhưng thị trường lại chủ
yếu là căn hộ từ 2-3 tỷ đồng. Do đó, thị trường rơi vào khủng hoảng vừa thừa
vừa thiếu.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, nhu cầu của người dân hiện nay là dưới 1 tỷ đồng/căn hộ nhưng thị trường lại chủ yếu là căn hộ từ 2-3 tỷ đồng. Do đó, thị trường rơi vào khủng hoảng vừa thừa vừa thiếu.
- Nhiều người cho rằng, cơ cấu sản phẩm bất động sản hiện nay chưa hợp lý, ý kiến của ông thế nào?
Hiện nay một số sản phẩm bất động sản không còn phù hợp với thị trường. Nhu cầu của người dân hiện nay là dưới 1 tỷ đồng/căn hộ nhưng thị trường lại chủ yếu là căn hộ từ 2-3 tỷ đồng. Do đó, thị trường rơi vào khủng hoảng vừa thừa vừa thiếu.
Năm 2012 chắc chắn là khó khăn hơn năm 2011 vì tình hình kinh tế còn khó khăn. Nếu Bộ xây dựng không có chính sách kịp thời, và nhanh chóng ban hành những quy định cho xây dựng các căn hộ có diện tích nhỏ 30-60m2 với trị giá 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí là phá sản.
- Dự báo năm 2012, thị trường bất động sản rất khó khăn, vậy doanh nghiệp sẽ ứng phó thế nào, thưa ông?
Hiện nay hầu hết doanh nghiệp hạ giá bán, thậm chí có doanh nghiệp chấp nhận lỗ bán tháo. Chắc chắn trong năm 2011 rất ít doanh nghiệp đủ vốn, thậm chí có còn lỗ vốn.
Toàn bộ doanh nghiệp hiện nay phải đi vào chiến lược giá thành, ngoài chiến lược diện tích nhỏ, tất cả doanh nghiệp phải tính toán chi ly từ thiết kế, vật liệu xây dựng,…để giảm giá thành. Nếu doanh nghiệp nào không giảm được giá thành thì không thể bán được hàng trong năm 2012.
Năm 2012 là năm thị trường sẽ cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Thậm chí là tính sống còn, doanh nghiệp nào đủ khôn ngoan, đủ bản lĩnh thì mới có thể sống được. Còn doanh nghiệp nào yếu về tài chính, yếu về nhân lực, yếu về khoa học công nghệ có thể sẽ không tồn tại.
- Vậy thị trường 2012 sẽ có diễn biến theo xu hướng nào, thưa ông?
Thị trường hiện nay giống như một cơn bão, sau cơn bão doanh nghiệp cũng giống như người dân, có người thiệt hại ít, có người thiệt hại nhiều, có người sống, có người chết. Còn trong cơn bão thì không ai có thể thuận lợi.
Năm 2012 theo tôi dự báo là năm cực kỳ khó khăn. Vấn đề này đang đặt ra mối lo lắng cho cả người mua và chủ đầu tư dự án.
Chẳng hạn có doanh nghiệp có vốn tự có là 200 tỷ đồng, vay ngân hàng 300 tỷ đồng, huy động vốn của khách hàng khoảng 200 tỷ đồng, dùng khoản vốn 700 tỷ đồng này xây dựng một dự án gần hoàn thiện. Nhưng bây giờ không còn tiền để tiếp tục đầu tư nữa, ngân hàng thì không bơm tiền, khách hàng thì không mua sản phẩm. Đến này dự án buộc phải tạm dừng và một khối bê tông trị giá 700 tỷ đồng này không còn giá trị gì.
Dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp phá sản và khi đó một ngân hàng hoặc công ty nào đó mua lại dự án nhưng chỉ với khoản định giá khoảng 300 tỷ đồng. Như vậy, với khoản tiền này thì chủ đầu tư chỉ có thể trả ngân hàng, vậy còn 200 tỷ đồng huy động của khách hàng, tiền của nhà thầu thi công thì sẽ giải quyết ra sao?
Nếu kịch bản xảy ra đổ vỡ thì rất dễ gây nên xáo trộn rất lớn trong xả hội. Bởi vì, khi phá sản đương nhiên khoản tiền phát mãi tài sản sẽ do ngân hàng thu trước, còn doanh nghiệp thì mất trắng, vậy tiền của người dân, nhà thầu sẽ giải quyết ra sao? Cho nên điều này rất nguy hiểm cho thị trường, và xã hội.
Xin cám ơn ông!
Duy Khánh