Thị trường bất động sản sau một thời gian dài lao dốc, nhiều chủ đầu tư không có tiền buộc mọi giá phải tìm đối tác để bán lại cho người khác. Cơ lúc này sẽ lại dành cho các chủ đầu tư có tiền thực.
Thị trường bất động sản sau một thời gian dài lao dốc, nhiều chủ đầu tư không có tiền buộc mọi giá phải tìm đối tác để bán lại cho người khác. Cơ lúc này sẽ lại dành cho các chủ đầu tư có tiền thực.
Gần 1 năm nay thị trường đóng băng, giá sụt giảm mạnh, áp lực trả nợ vay ngân hàng đang đè nặng lên vai những doanh nghiệp bất động sản lỡ đầu tư quá đã trong thời gian qua.
Thiếu tiền buộc chủ đầu tư phải tìm mọi cách để bán bớt một phần hoặc cả dự án để thu được tiền thật khi thời điểm đáo nợ đang đến gần. Thêm vào đó, việc Thủ tướng ra chỉ thị yêu cầu thu hồi các dự án chậm triển khai lại khiến các chủ đầu tư “ngồi trên đống lửa” mặc dù biết thủ tục thu hồi dự án không phải đơn giản trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, trong bối cảnh bi đát hiện nay thì việc thu xếp được nguồn tiền để triển khai dự án không phải là bài toán dễ dàng đối với chủ đầu tư.
Không chỉ chủ đầu tư đang tìm cách bán bất động sản mà các ngân hàng cũng đã đang phát mãi tài sản bất động sản khá rầm rộ. Chớp cơ hội này, nhiều chủ đầu tư đang tính đến cơ hội mua gom bất động sản.
Một giám đốc công ty bất động sản tại Hà Nội cho biết, nắm bắt được những khó khăn của thị trường, cuối năm ngoái doanh nghiệp gần như bán hết dự án trên địa bàn huyện Mê Linh. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty quyết định không đầu tư vào dự án bất động sản nữa mà tập trung tiền để hoàn thành nốt các dự án dở dang để kịp tiến độ giao nhà. Phần còn lại gửi tích kiệm tại ngân hàng hưởng lãi suất.
Sau thời gian chờ đợi, thời điểm này đang được chủ đầu tư cho rằng là cơ hội tốt để nhắm đến mua gom các sản phẩm bất động sản trong đó những tòa building nằm vị trí trung tâm là một trong lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.
“Sở dĩ chúng tôi lựa chọn các tòa nhà building có quy mô diện tích vừa phải trong thời điểm này cũng được xem cách bảo toàn vốn. Bởi, giá chuyển nhượng các tòa nhà đã rẻ hơn rất nhiều trong khi đó chủ đầu tư có thể khai thác được ngay bởi tỷ lệ cho thuê gần như lấp đầy. Trong khi đó, nếu lựa chọn mua dự án bất động sản bối cảnh này là khá mạo hiểm khi phải chịu nhiều rủi ro về chính sách. Đơn cử, với quy định mới các dự án bất động sản sẽ phải chia 80% đất để xây dựng chung cư, số còn lại được phân lô bán nền. Vì vậy, dự án sẽ không còn hấp dẫn nữa bởi sản phẩm chung cư đang rất ế ẩm nhiều dự án đã xây dựng xong còn không thể bán hết được hàng ”
Theo phân tích của một số doanh nghiệp bất động sản, thì phần bánh “ngon” được nhiều nhà đầu tư nhìn ngó đó là việc mua lại một phần những dự án đất nền sạch đã hoàn thành thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra việc tìm khách để bán các dự án bất động sản lớn không phải là dễ dàng.
Ông Nguyễn Văn Lương - Chủ tịch Tập đoàn bất động sản V.P chia sẻ rằng, mặc dù với việc chuyển nhượng dự án ở thời điểm này, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ đạt được nhiều mục đích sớm rút khỏi những dự án có tính rủi ro cao, hoặc chuyển nhượng một phần dự án để tăng năng lực thực hiện dự án, phần tài chính thu được sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết áp lực tài chính đang đè nặng.
Tuy nhiên, nỗi lo của các doanh nghiệp bất động sản VN chính là việc các doanh nghiệp bất động sản nước ngoài nhân cơ hội này nhảy vào thâu tóm các dự án của Việt Nam. Bởi, với lượng vốn dồi dào họ có thể chờ đợi khi thị trường hồi phục rồi bán lại cho doanh nghiệp khác sau đó “ôm” tiền rút khỏi Việt Nam.
(Theo VnMedia)