Trong khi nhiều phân khúc đang ảm đạm, những dự án bất động
sản giá thấp vẫn được chú ý tới bởi giá tiền phù hợp với đông đảo người dân.
Trong khi nhiều phân khúc đang ảm đạm, những dự án bất động sản giá thấp vẫn được chú ý tới bởi giá tiền phù hợp với đông đảo người dân.
Hàng loạt dự án có giá dưới 2 tỷ đồng đều được người dân quan tâm như Dream Town từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng, An Bình Tower mức giá trung bình 15,5 triệu đồng/m2, Hòa Bình Green City (505 Minh Khai) với giá từ 24,1 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, chung cư cao cấp nguồn cung tăng nhưng thanh khoản kém. Sự bùng nổ thị trường chung cư vài năm về trước đang khiến cho nguồn cung rơi vào trạng thái bội thực đặc biệt phân khúc chung cư cao cấp có mức giá 30-45 triệu đồng/m2.
Theo giới phân tích, thị trường căn hộ trung - cao cấp trong 2 tháng cuối năm 2011 sẽ có nhiều biến động theo chiều hướng giảm do sức cầu yếu.
Nhiều đại gia bất động sản cuối cùng đã quyết định buông mảng cao cấp khi đã gần 3 năm trôi qua phân khúc này vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm. Trong khi những đại gia chuyên phát triển bất động sản cao cấp chuyển hướng sang căn hộ trung bình thì những doanh nghiệp phân khúc trung bình lại lấn sang căn hộ bình dân.
Ở phân khúc khác là chung cư mini cũng rơi vào tình trạng thê thảm. Với giá cao nhưng cơ sở hạ tầng kém, tính pháp lý không cao, người dân không còn mặn mà với loại hình căn hộ này.
Hiện, nhiều chủ đầu tư phân khúc chung cư mini lại đua nhau kêu gọi góp vốn dự án, phớt lờ quy định của cơ quan quản lý. Trên thực tế, do thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng nên hàng loạt các vụ tranh chấp trong việc góp vốn xây dựng chung cư mini đã xảy ra.
Nhà đầu tư nản lòng
Những diễn biến không thuận lợi của thị trường bất động sản và sức ép của tiến độ đóng tiền khiến nhiều nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa. Để thoát hàng, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư đã ồ ạt bán "lúa non", chấp nhận thua đau, khiến thị trường bất động sản giảm giá dữ dội.
Áp lực trả nợ vay ngân hàng và sức mua ở thị trường quá yếu đang khiến nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư buộc phải bán tháo sản phẩm bất động sản.
Trên nhiều trang mua bán, rao vặt về nhà đất, các cụm từ trả nợ vay, đáo hạn, nợ ngân hàng cần bán gấp bất động sản… được đăng nhan nhản.
Thị trường đóng băng, ngân hàng thúc nợ, không chỉ chủ đầu tư dự án mệt mỏi mà nhiều nhà đầu tư bất động sản thứ cấp cũng lâm vào tình cảnh khó khăn và buộc phải bán tháo ra sản phẩm, thậm chí nhân viên ngân hàng tự rao bán luôn tài sản bất động sản thế chấp.
Từ sức cầu thị trường sụt giảm mạnh cộng nguồn cung căn hộ, nền đất ra nhiều nên thị trường bất động sản như bội thực. Mặt khác, khi các hợp đồng vay nợ ngân hàng đến ngày phải thanh toán khiến cho nhiều nhà đầu tư bóp bụng bán tháo ra lấy tiền xoay xở. Điều đang nói là trong cùng thời điểm nhiều người bán nên thị trường bị dội hàng và ít nhiều đã có các trường hợp buộc phải bán bất động sản lỗ quá 40%.
Chỉ thị của Thủ tướng về giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản
Ngày 06/12/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Chỉ thị số 2196/CT-TTg về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan có những biện pháp nhằm hỗ trợ và kiểm soát thị trường bất động sản.
Trong đó có các biện pháp, tăng cường hơn công tác quản lý, kiểm soát thị trường; Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp Trung Ương trong việc kiểm tra, thẩm định, cho phép đầu tư các dự án phát triển nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản; Thực hiện tái cơ cấu hàng hóa bất động sản phù hợp với cầu thị trường; đẩy mạnh phát triển các loại hình nhà ở xã hội có sự tham gia, điều tiết của Nhà nước.
DT (Tổng hợp)