logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Chung cư nguy hiểm: Vì sao dân không chịu di dời?

Tin thị trường

09:10 | 08/05/2017

Nằm trong danh sách công trình cấp độ D, khu nhà G6A Thành Công được đánh giá là khu nhà tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội. Thế nhưng, nhiều người dân ở đây cho rằng: Vẫn sống tốt mà không cần cải tạo, sửa chữa gì!

  • Mua lại một số căn hộ thương mại phục vụ xây lại chung cư cũ tại Hà Nội
  • Hà Nội: Tạm chi hơn 22 tỷ đồng cho 5 quận cải tạo chung cư cũ
  • Bộ Xây dựng "thúc" các địa phương cải tạo chung cư cũ

Nhà G6A Thành Công
Nhà G6A Thành Công được liệt vào danh sách nguy hiểm cấp độ D.
Ảnh: Mạnh Thắng

Người dân quyết không đi

Năm 2016, căn cứ kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư cũ hỏng, xuống cấp trên địa bàn thành phố của Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Quyết định 2000/UBND-XDGT về việc tổ chức di dời khẩn cấp các chủ sử dụng, sở hữu tại đơn nguyên 1 và 2 nhà G6A Thành Công (phường Thành Công), đơn nguyên 1 nhà A Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh), đơn nguyên 1 và 3 tập thể Bộ Tư pháp (phường Cống Vị).

Cả ba công trình nguy hiểm này đều thuộc quận Ba Đình và cùng có chung đặc điểm, được xây dựng từ trước năm 1989 có từ 2 đến 3 đơn nguyên, nhiều năm không được bảo trì, trong khi tình trạng cơi nới chuồng cọp quá nhiều, cộng thêm lún nứt tự nhiên đã khiến các đơn nguyên tách rời nhau. Khoảng cách tách rộng nhất giữa các tòa nhà từ 1 đến 1,2m.

Ghi nhận tại khu nhà G6A, G6B nằm trên mặt đường Nguyên Hồng, phường Thành Công, ở giữa 2 toà nhà đã thành một khe nứt hình chữ V có chiều dài gần 1 m. Được biết, chung cư đã được đưa vào sử dụng từ năm 1987.

Sau 30 năm sử dụng, hầu hết các hộ dân đều đã cơi nới diện tích sử dụng, làm “chuồng cọp” nhô ra bên ngoài… UBND phường Thành Công đã phải gắn biển thông báo ở đơn nguyên 1 và 2, yêu cầu các hộ dân không cơi nới trái phép và chủ động tháo dỡ để tòa nhà bảo đảm khả năng chịu lực.

Điều đáng ngạc nhiên là hầu như tất cả người dân tại đây khi được hỏi đều cho rằng: Chung cư vẫn rất tốt, không cần phải cải tạo gì. Đại diện dân cư khu tập thể G6 (gồm G6A, G6B), ông Nguyễn Văn Chi cho biết, từ năm 1987 khi người dân chuyển về đây, nhà đã nghiêng như vậy rồi. Theo ông Chi, để tiết kiệm chi phí đào móng chủ đầu tư đã xây chung cư dựa trên 2 nền móng không bằng phẳng do đó tạo ra khe hở. “Khe hở này hoàn toàn không phải khe nứt, do đó xếp hạng chúng tôi là tập thể hạng D là không có cơ sở”, ông Chi khẳng định.

Để chứng minh cho nhận định của mình, ông Chi dẫn phóng viên lên tầng thượng nơi có “khe hở” giữa 2 khối nhà. Ở đây có một tấm tôn cứng được đặt giữa 2 toà nhà G6A và G6B được đặt vào những năm 1990 để đảm bảo an toàn. “Sau hàng chục năm khe hở này vẫn như vậy, bằng chứng là tấm tôn vẫn còn nguyên vẹn. Do đó chúng tôi đã làm đơn yêu cầu xác định lại cấp độ chung cư này”, ông Chi nói.

Bà Đỗ Kim Vinh (căn hộ 104, G6A Thành Công) cho biết thêm, khu đất này đang được coi là “đất vàng” với vị trí đẹp, hướng hồ nên chắc chắn có nhiều nhà đầu tư “nhòm ngó”. Chủ trương quy hoạch cải tạo tòa nhà được tất cả các hộ dân đồng thuận. Tuy nhiên, cần có sự minh bạch về chính sách tạm cư, tái định cư…

Cũng trong tình trạng xập xệ, phải gia cố thêm bởi các hộp sắt, là nhà E6 khu tập thể Thành Công, nhà C8 khu tập thể Giảng Võ, khu tập thể Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng)… Tuy nhiên, tới nay toàn bộ các hộ dân vẫn không chịu di dời.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Phan Hoàng Mai (nhà 302, E6 Thành Công) cho rằng: Tất cả các hộ dân đều trông chờ chủ đầu tư, chỉ cần có chính sách tái định cư minh bạch, thời gian thi công rõ ràng… chúng tôi sẵn sàng di dời. “Chúng tôi đã ở đây lâu năm nên nhất định không có chuyện đi sinh sống nơi khác”, bà Mai khẳng định.

Chờ giải pháp mới

Trên địa bàn phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) có hơn 10 nhà tập thể cũ nằm trong danh sách cải tạo. Hiện những khu tập thể này đang được giao cho Hadinco tiến hành khảo sát, lập quy hoạch theo chỉ định của UBND thành phố. Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện UBND phường Thanh Nhàn cho biết, đa số cư dân địa bàn đều đồng thuận và ủng hộ chủ trương cải tạo chung cư cũ.

Tuy nhiên, hiện một số người dân vẫn băn khoăn về hệ số tái định cư tại chỗ. Do lịch sử để lại, nhiều hộ chỉ được phân 12 - 15m2, thậm chí hai hộ gia đình mới được phân chung 1 căn hộ. Nếu tính hệ số K= 1,5 thì mỗi hộ chưa được đủ 40m2, trong khi căn hộ nhỏ nhất sau cải tạo lại trên 40m2 nên với những hộ gia đình thuộc diện khó khăn sẽ rất khó mua được căn hộ tái định cư tại chỗ nếu vẫn áp theo giá thị trường.

“Nếu xử lý được những vướng mắc liên quan đến hệ số đền bù và giá bán với phần diện tích chênh lệch, chắc chắn số đông cư dân trên địa bàn phường Thanh Nhàn sẽ ủng hộ chủ trương và chấp nhận di dời…”, vị đại diện UBND phường Thanh Nhàn cho biết.

Cũng vướng mắc về thỏa thuận đền bù với người dân, ông Ngô Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công cho biết thêm, UBND thành phố đã có quỹ nhà tạm cư cho các hộ gia đình ở: Yên Hoà (Cầu Giấy), Phú Thượng (Tây Hồ)… nhưng đến thời điểm này ở khu tập thể G6A Thành Công mới chỉ có 5 hộ gia đình viết đơn xin tự nguyện đi tạm cư.

Ngoài ra, ở khu tập thể G6 Thành Công, người dân còn băn khoăn về quá trình kiểm định, đánh giá toà nhà này thành mức D - mức cực kỳ nguy hiểm. Phường đã gửi yêu cầu của người dân lên UBND quận Ba Đình, UBND quận cũng có văn bản gửi thành phố đề nghị kiểm định lại. “Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tin về việc có kiểm định lại hay không”, ông Lâm nói.

Hơn 10 năm qua, do còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, việc Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo được 14/1.500 nhà chung cư, đạt chưa đầy 1%.

Theo Tiền phong Online

Bài viết cùng chủ đề

  • Hà Nội nhan nhản chung cư xây vượt tầng, sai phép, lơ là ‘bà hỏa’

    Hà Nội nhan nhản chung cư xây vượt tầng, sai phép, lơ là ‘bà hỏa’

    Tin thị trường
  • Sốt đất Đà Nẵng: Tăng giá kỷ lục, mất trắng chục tỷ

    Sốt đất Đà Nẵng: Tăng giá kỷ lục, mất trắng chục tỷ

    Tin thị trường
  • Sôi động vốn ngoại vào bất động sản

    Sôi động vốn ngoại vào bất động sản

    Tin thị trường
  • Ý kiến chuyên gia xung quanh quyết định đột phá của Bộ Xây dựng, cho phép xây chung cư 25m2

    Ý kiến chuyên gia xung quanh quyết định đột phá của Bộ Xây dựng, cho phép xây chung cư 25m2

    Tin thị trường
  • Bầu Hiển xin xây nhà vượt quy hoạch: Muốn cũng không được

    Bầu Hiển xin xây nhà vượt quy hoạch: Muốn cũng không được

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop