Theo CBRE Việt Nam, những chuyển biến tích cực
của tình hình kinh tế vĩ mô đã
thúc đẩy người mua nhà bắt đầu tìm hiểu thị trường
nhằm tìm kiếm cơ hội.
Theo CBRE Việt Nam, những chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô đã thúc đẩy người mua nhà bắt đầu tìm hiểu thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội. Điều này được thể hiện qua sự tăng lên của số lượng yêu cầu, nhưng cho đến thời điểm hiện nay số lượng giao dịch vẫn chưa tăng mạnh.
Với sự ổn định đang được ghi nhâ%3ḅn trong nền kinh tế, ngân hàng nhà nước đã nhanh chóng thực hiện việc nới lỏng chính sách tiền tệ, rõ ràng nhất là qua ba đợt cắt giảm lãi suất từ đầu năm cho tới nay.
Nhâ%3ḅn xét về tình hình này, ông Adam Bury, Quản lý cấp cao mảng Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE Việt Nam cho biết: “Thật nhẹ nhõm khi thấy lạm phát cuối cùng cũng đã rơi xuống dưới mức 10%, đó dường như là một điều gần như không thể, và ngân hàng nhà nước đã cố gắng nới lỏng chính sách tiền tệ. Mặc dù 3 lần giảm lãi suất đã gây ngạc nhiên không ít bởi sự liên tiếp của nó, trong bối cảnh tăng trưởng nội địa suy giảm và thị trường kinh tế thế giới thu hẹp, đó hoàn toàn không phải là một chính sách không hợp lý”.
CBRE tiếp tục nhấn mạnh rằng sự hạn chế tăng trưởng kinh tế đang diễn ra trong năm 2012, dự kiến tăng trưởng chỉ đạt được 4,3% vào cuối quý 2 và 5,5% vào cuối năm. Cho dù điều này không hẳn là đột biến, chỉ số này vẫn cao hơn số liệu năm 2009, khi mà nhà nước vừa vực dậy sau một đợt lạm phát tăng cao.
Mặc dù các chỉ số kinh tế chính tăng tương đối mạnh được ghi nhận trong Quý 2, vẫn cần lưu ý rằng số lượng giao dịch trong thị trường nhà ở bán vẫn chưa tăng đáng kể. Tuy nhiên, điều này không nằm ngoài dự đoán của CBRE và thực tế thì thị trường nhà ở sẽ không thể chuyển mình sau một đêm hay một quý hay thậm chí một quý.
CBRE thận trọng khi chỉ ra xu hướng đã được kiểm chứng trong quá khứ khi đất nước thoát khỏi thời kỳ lạm phát tăng cao. Phân tích dựa trên lịch sử xu hướng tiêu thụ, CBRE nhấn mạnh rằng có bằng chứng về một sự chậm trễ kéo dài 6 tháng giữa việc giảm lãi suất, lạm phát dưới mức 10% và sự tăng trưởng của thị trường nhà ở bán.
Nói về vấn đề này, ông Bury cho biết: “Những gì đã diễn ra trong lịch sử không hẳn đã là minh chứng cho những gì sẽ xảy đến trong tương lai, nhưng NẾU thị trường diễn biến giống như năm 2009 thì chúng ta có thể trông đợi ít nhất sau 2 quý nữa kể từ khi giảm trần lãi suất và lạm phát thì tốc độ tiêu thụ căn hộ sẽ tăng trở lại.
Ông Bury tiếp tục nhấn mạnh rằng trong khi lạm phát ở chu kỳ gần đây nhất vẫn chưa tăng cao như năm 2008 và tăng trưởng GDP, dù đang chậm lại, vẫn cao hơn năm 2009, khiến cho sự lạc quan cũng có phần thâ%3ḅn trọng.
Khi xem xét giá chào bán, rõ ràng sự giằn co trước đây giữa chủ đầu tư và người mua vẫn còn đó khi giá chào bán trên thị trường sơ cấp hầu như không thay đổi so với quý trước. Giá chào bán trên thị trường thứ cấp tiếp tục giảm nhẹ ở hầu hết các phân khúc. Giá chào bán của phân khúc bình dân và trên phân khúc bình dân giảm khoảng 1% so với quý trước trong khi phân khúc hạng sang không thấy những thay đổi đáng kể. Trước tình hình này, CBRE cho rằng phần lớn các chủ đầu tư bắt đầu tin rằng người mua sẽ sớm trở lại thị trường và họ không nhất thiết sẽ giảm giá thêm.
Tổng Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, Ông Marc Townsend kết luận: ”Dù thị trường chưa thoát khỏi các khó khăn, chúng tôi tin rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Kinh tế vĩ mô đang đi đúng hướng thị trường mong đợi cùng với giá chào bán trung bình trên mỗi căn hô%3ḅ dường như ổn định. Cả CBRE và khách hàng của chúng tôi đã đầu tư vào các sự kiện mở bán sản phẩm trong Quý 2 và số khách tham dự khá nhiều. Dường như, cuối cùng người mua đã không “giấu mình” nhưng bắt đầu tìm kiếm cơ hội để xuất hiện.”
Để tóm tắt những suy nghĩ của mình về thị trường, ông Townsend bình luận, “Rõ ràng, mua một căn hộ dù để ở hay đầu tư là một quyết định hệ trọng và cần huy động tài chính – do đó chúng tôi nhận thấy người mua bắt đầu tìm kiếm nhưng chưa quyết định. Chúng tôi hy vọng rằng lượng yêu cầu tăng lên sẽ giúp giao dịch tăng theo vào khoảng cuối năm.”
H.N