Đã có nhiều hợp đồng giao dịch thuê đất tại KCN ở khắp các tỉnh của Việt Nam được ký bởi các công ty dệt may đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
Nguồn vốn lớn từ Đài Loan và Hồng Kông đang đổ vào các KCN Việt Nam.
CBRE Việt Nam cho biết, nhiều công ty ngoại đang tăng cường đầu tư vốn vào thị trường Việt Nam. Theo đó, nhu cầu thuê nhà xưởng sẵn có với các loại diện tích đa dạng, từ nhỏ đến lớn cũng đang tăng lên tương đối mạnh, tạo nên sự nhộn nhịp cho thị trường nhà xưởng xây sẵn.
Đơn vị tư vấn này đã nhận được những yêu cầu tìm thuê diện tích rất đa dạng, từ 500-25.000 m2. Thực tế đó đã đẩy giá thuê nhà xường xây dựng sẵn tăng nhẹ.
Biểu đồ biểu thị sự lấp đầy trong các KCN ở một số tỉnh có ngành công nghiệp
phát triển. Nguồn: CBRE Việt Nam
Tiền thuê đất tại các KCN đang có xu hướng ổn định trong thời gian gần đây. Nhu cầu thuê đất khá sôi động đối với ngành dệt may, bởi, các nhà đầu tư muốn đón đầu cơ hội từ Hiệp định Thương mại Tự do (TPP).
Dệt may hiện là ngành được kỳ vọng hưởng lợi lớn từ TPP. Đã có nhiều hợp đồng giao dịch thuê đất thành công bởi các công ty dệt may đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông trên khắp các tỉnh của Việt Nam.
Biểu đồ biểu thị giá thuê nhà xưởng xây sẵn ở một số tỉnh có ngành công nghiệp
phát triển. Nguồn: CBRE Việt Nam
Từ thời điểm cuối năm 2014, đầu 2015, đã có nhiều giao dịch M&A xuất hiện từ người sử dụng cuối cùng tới các nhà đầu tư. Trong đó, người sử dụng chủ yếu là những khách thuê đã ổn định và đạt thành công từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, muốn tiếp tục mở rộng hoạt động tại đây.
Còn với nhà đầu tư, các chủ đầu tư và các quỹ đầu KCN hiện hữu đang tích cực thâu tóm các KCN để mở rộng quy mô tại Việt Nam. Trong đó, có những dự án đáng chú ý như VSIP 6 ở Hải Dương, Amata ở Quảng Ninh, dự án mới của Viglacera ở Huế và Quảng Ninh.
Biểu đồ biểu thị giá thuê đất ở một số tỉnh có ngành công nghiệp phát triển.
Nguồn: CBRE Việt Nam