Hiệu suất sử dụng khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện chỉ đạt 59,4% giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhóm khách sạn 2,3 sao vốn rất tiềm năng lại bị quên lãng, ảnh hưởng đến sự sôi động của thị trường khách sạn ở Việt Nam.
Hiệu suất sử dụng khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện chỉ đạt 59,4% giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhóm khách sạn 2,3 sao vốn rất tiềm năng lại bị quên lãng, ảnh hưởng đến sự sôi động của thị trường khách sạn ở Việt Nam.
Hiện Hà Nội có 9 khách sạn năm sao và 6 khách sạn bốn sao với khoảng 3.900 phòng. Từ năm 2005 đến quý 1 năm nay, thị trường khách sạn cao cấp tại Hà Nội tăng mạnh nhưng trong quý 2 và 3 mảng thị trường này bị ảnh hưởng nhiều trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới.
Theo nghiên cứu của Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam, trong quý 3 tổng lượng khách quốc tế vào Việt Nam chiếm 3,3 triệu người, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó nổi bật là lượng khách theo mục đích kinh doanh khoảng 20%, và có tới 50% khách nghỉ tại các khách sạn 5 sao. Các khách sạn này có hiệu suất sử dụng đạt 59,4% giảm 19,4% so với thời gian cùng kỳ năm ngoái và giá thuê trung bình 148,5 USD. Nhiều khách sạn cao cấp đã phải giảm giá để thích ứng với điều kiện của thị trường.
Trong khi đó khách sạn 3 sao lại tăng trưởng mạnh mẽ. Hiệu suất sử dụng lên đến 80%. Chi phí xây dựng cũng như giá thành thấp hơn là lý do lựa chọn của nhiều nhà đầu tư cũng như khách hàng. Theo nhiều khách sạn thì lượng khách du lịch nghỉ tại khách sạn cao cấp giảm theo mùa nhưng khách kinh doanh lại không hề suy giảm. Trong khi đó theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam vẫn là điểm thu hút của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông Renato Shordon, Phó giám đốc Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam, thị trường khách sạn 2, 3 sao tại Hà Nội đang bị quên lãng và chưa phát huy được thế mạnh của mình. "Nếu nguồn cung về thị trường này dồi dào thì chắc chắn thị trường khách sạn Việt Nam sẽ sôi động hơn và sẽ thu hút được lượng khách nhiều hơn", ông Renato Shordon nhận định.
Hoàng Lan