logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

“Sa lầy” với đất dịch vụ

Tin thị trường

08:19 | 27/12/2011

Số liệu chính thức từ UBND TP Hà Nội cho biết, số hộ dân được giao đất dịch vụ tới nay chưa đạt được 1% tổng số diện tích đất phải trả.

Số liệu chính thức từ UBND TP Hà Nội cho biết, số hộ dân được giao đất dịch vụ tới nay chưa đạt được 1% tổng số diện tích đất phải trả.

Nhiều dự án đã tới kỳ “đáo hạn” trả nợ đất dịch vụ nhưng còn chưa biết lấy đất ở đâu.

Chi phí khổng lồ

Kết quả tổng hợp mới nhất từ các quận, huyện trên toàn Hà Nội cho biết, tới đầu tháng 12-2011, tổng số hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đủ tiêu chuẩn được giao đất dịch vụ khoảng 62.044 hộ dân, tương đương nhu cầu cần khoảng 968 ha đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ. Thế nhưng, đến nay, toàn thành phố mới bố trí được 409 ha đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ, tức còn thiếu khoảng 559 ha.

đất dịch vụ

Đáng chú ý, UBND các quận huyện mới giao được 7,58 ha đất dịch vụ cho 1.545 hộ gia đình, tức là chưa đạt nổi 1% tổng diện tích phải trả. UBND TP thừa nhận, kết quả giao đất dịch vụ đến nay trên địa bàn đạt quá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và chỉ đạo của thành phố.

Phân tích sâu hơn, Phó Chủ tịch UBND TP, ông Vũ Hồng Khanh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc chậm trễ trong việc giao đất dịch vụ. Trong đó, có việc các khu đất đề xuất xây dựng hạ tầng để giao đất dịch vụ cho các hộ dân phải đợi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được phê duyệt. Một số khu phải điều chỉnh lại cho phù hợp với quy hoạch. Thậm chí, có khu vực hiện nay vẫn chưa xác định rõ về quy hoạch sử dụng đất vì phải đợi quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Cũng theo ông Vũ Hồng Khanh, quan điểm chỉ đạo thống nhất của TP là tập trung giải quyết dứt điểm, dành quỹ đất để trả hết đất dịch vụ cho dân. “Đã cam kết với dân thì phải trả đầy đủ. TP đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc giao đất dịch vụ theo đúng các quy định của luật...” - ông Vũ Hồng Khanh nói. Hiện nay, quỹ đất dịch vụ có thể bố trí được đạt gần 50%. Số còn lại, Sở QH-KT đang thỏa thuận để có được các địa chỉ khác.

Bên cạnh đó, TP cũng đồng ý cho phép chính quyền đặt vấn đề với các hộ dân không lấy đất nữa mà chuyển đổi thành lấy tiền theo Nghị định 69/CP (gấp 5 lần giá đất nông nghiệp được thu hồi). Huyện Mê Linh, một trong những địa phương đang tồn đọng lượng lớn số hộ dân chờ đất dịch vụ đang tổ chức làm theo cách này. Ông Vũ Hồng Khanh cho biết: “Nói chung phải có nhiều giải pháp để sớm xử lý rốt ráo vấn đề đất dịch vụ. Thế nhưng, hiện nay, nguồn lực để giải quyết đất dịch vụ không đơn giản. Sơ bộ tính số tiền làm hạ tầng các khu đất dịch vụ trên toàn thành phố có thể lên tới trên 100.000 tỷ đồng. Một con số rất lớn, vượt quá khả năng cân đối của các địa phương trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện nay.”

Giữa năm 2013 mới trả hết nợ

Khẳng định TP không thể đưa ra một lúc số kinh phí lớn như vậy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, Hà Nội sẽ huy động cả từ ngân sách và người dân để làm hạ tầng và trước mắt, tập trung vào làm hệ thống giao thông cho các khu đất. Ông cũng cho biết, TP đã yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, quận phải ưu tiên dành quỹ đất để giao đất dịch vụ cho các hộ dân. TP cho phép sử dụng quỹ đất 20% thấp tầng tại các khu đô thị mới, khu tái định cư (sau khi đã cân đối đủ cho nhu cầu tái định cư trên địa bàn) để giao đất dịch vụ cho các hộ dân.

Với các dự án đã xây dựng xong hạ tầng, TP yêu cầu phải khẩn trương công khai danh sách, giải quyết các vướng mắc (nếu có) để tổ chức giao đất cho các hộ dân, không để xảy ra ùn tắc hồ sơ do khâu giải quyết thủ tục hành chính. Tuy vậy, TP cũng nhắc lại, đối tượng được giao đất là “hộ gia đình, cá nhân có tên ghi trên phương án bồi thường, hỗ trợ và là các hộ gia đình được giao đất theo Nghị định 64/CP”. Điều này có nghĩa, TP không công nhận những giao dịch mua bán giữa các cá nhân đã có trước đây. Những đối tượng đã nhận chuyển nhượng đất dịch vụ từ nông dân sẽ phải chờ đợi tới khi người dân “nắm” đất trong tay rồi mới được phép làm các thủ tục sang nhượng tiếp theo. Thêm một điểm đáng lưu ý là các trường hợp chuyển từ đất dịch vụ sang đất ở theo quy hoạch sẽ phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất. Như vậy, không chỉ mất tiền “làm giấy tờ” cho chủ cũ, những đối tượng đã trót “ôm” đất “hơi” sẽ phải đóng thêm tiền cho Nhà nước nếu muốn chuyển đổi đất dịch vụ (chỉ được phép sử dụng cho mục đích sản xuất - kinh doanh) thành đất ở.

Đặt thời hạn cụ thể về vấn đề đất dịch vụ, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu, trong 6 tháng đầu năm 2012, các địa phương phải hoàn thiện xong việc cân đối, xác định quỹ đất, địa điểm các khu đất để xây dựng hạ tầng, sớm giao đất cho các hộ gia đỉnh. Đặc biệt, việc giao đất cho các hộ gia đình (kể cả việc quyết định giao đất trên bản đồ, chưa bàn giao đất trên thực địa) phải xong trước tháng 6-2013. Ông Vũ Hồng Khanh chốt lại: “Công việc này đang được tập trung quyết liệt. Theo quy định, chính quyền được nợ đất dịch vụ trong vòng 3 năm. Tới giờ phút này, nhiều dự án đã tới kỳ trả nợ...”.

Các bài đọc nhiều:

> Kêu trời vì dự án bất động sản ngoại

> 10 thành phố ở Mỹ có giá nhà đất thua xa Việt Nam

> Khi doanh thu chính là... giữ xe

> Cần Thơ giá đất giảm tới 30% vẫn ế

> Đại gia bất động sản: Đâu rồi thời hoàng kim?

> Thị trường nhà ở: những hướng đi tất yếu

> Hết ảo tưởng về bất động sản

(Theo ANTĐ)

Bài viết cùng chủ đề

  • Kêu trời vì dự án bất động sản ngoại

    Kêu trời vì dự án bất động sản ngoại

    Tin thị trường
  • Khi doanh thu chính là... giữ xe

    Khi doanh thu chính là... giữ xe

    Tin thị trường
  • Sàn BĐS đóng cửa nghỉ Tết sớm

    Sàn BĐS đóng cửa nghỉ Tết sớm

    Tin thị trường
  • Bảng giá đất Cần Thơ năm 2012: Cao nhất 42,5 triệu đồng/m2

    Bảng giá đất Cần Thơ năm 2012: Cao nhất 42,5 triệu đồng/m2

    Tin thị trường
  • Cần Thơ giá đất giảm tới 30% vẫn ế

    Cần Thơ giá đất giảm tới 30% vẫn ế

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop