logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Thận trọng khi đặt cọc nhà đất

Tin thị trường

07:32 | 26/07/2014

Anh Tình (quận 7, Tp.HCM) mua căn nhà phố 2 tỷ đồng nhưng trong quá trình giao dịch lại bỏ qua phần thỏa thuận chính xác ngày giao nhà và chế tài cụ thể khi đặt cọc, khiến giao dịch xảy ra tranh chấp, kéo dài hơn 6 năm mới đi đến hồi kết.

  • Tháng 10, thị trường bất động sản hồi phục ngoạn mục
  • Nhu cầu tìm mua bất động sản Bắc Giang, Bắc Ninh tăng trở lại
  • Toàn cảnh thị trường bất động sản quý 2/2021

Chia sẻ với phóng viên, anh Tình cho biết, anh không tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán mà nhờ người quen đứng ra đặt cọc. Do tin tưởng vào mối quan hệ thân quen nên đã không sớm phát hiện ra tình trạng thiếu sót hy hữu trong việc thỏa thuận ngày nhận nhà, đồng thời cũng không có bất cứ điều khoản phạt tiền nào khi chậm giao nhà.

Chính vì không có điều khoản thoả thuận nào về vấn đề này trong hợp đồng đặt cọc nên khi bên bán nhận đủ số tiền 2 tỷ đồng mà chưa giao nhà, anh Tình phải chạy ngược chạy xui khiếu nại, kiện tụng, cầu cứu các cơ quan chức năng hỗ trợ.

Thương vụ mua nhà kéo dài từ năm 2010 đến cuối năm 2015. Anh Tình chia sẻ: "Kể từ vụ mua nhà nhớ đời đó, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm là phải trực tiếp ký hợp đồng đặt cọc, quy định rõ thời gian bàn giao nhà. Nếu bên bán chậm thì phải bồi thường 20% số tiền khách đã đóng cho mỗi ngày chậm trễ". Theo anh Tình, có như thế mới bảo vệ được quyền lợi và tài sản.

mua bán nhà phố
Người mua và người bán bất động sản, đặc biệt đối với nhà phố và tài sản
 gắn liềnvới đất nên thận trọng trong khâu hợp đồng đặt cọc

Không riêng gì bên mua mà ngay cả bên bán cũng mắc phải sai sót trong khâu đặt cọc. Chị Đào sở hữu một thửa đất rộng 1.400m2 ở quận 12, Tp.HCM sau thời gian đăng tin rao bán đã tìm được khách mua, giá tốt hơn so với kỳ vọng của gia đình 15%. Tuy nhiên bên mua kèm theo điều kiện là sẽ sử dụng khu đất trong quá trình nhận cọc khi chưa ký mua bán công chứng để san lấp mặt bằng và giao tiền cọc bằng công chứng.

Chị Đào cũng đã nhờ một môi giới chuyên nghiệp ở địa phương cùng tham gia để phòng rủi ro. Giao dịch trên được thực hiện bằng 2 hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng thứ nhất chuẩn với các điều khoản cơ bản tại văn phòng công chứng. Hợp đồng thứ 2 (hợp đồng phụ) là thoả thuận ký tay có người làm chứng với chi tiết với các điều khoản đầy đủ được hai bên thống nhất.

Tuy nhiên, đến khi ký công chứng xong thì phát sinh chuyện thoản thuận về việc ghi giá bán trên hợp đồng chính thức. Thương vụ này ngay lập tức phát sinh tranh chấp về giá trị thỏa thuận để đóng thuế thu nhập. Trước tình thế hồ sơ công chứng mua bán đã ký và treo tại văn phòng công chứng, chị Đào và gia đình phải chấp nhận chịu thiệt, giảm thêm một khoản tiền không nhỏ cho khách để thúc đẩy giao dịch thành công.

Với gần chục năm hoạt động trên thị trường nhà phố Tp.HCM, chuyên gia pháp lý bất động sản, Nguyễn Tấn Phong đánh giá, trong giao dịch bất động sản, có rất nhiều thoản thuận cần phải thực hiện. Trong đó có thỏa thuận đặt cọc. Nếu thỏa thuận “không đủ” chặt chẽ thì dễ dẫn đến hậu quả khó lường. Tuy nhiên phần đông các bên liên quan đều không nhận thức được việc này.

Theo ông Phong, có 9 yếu tố cần lưu ý trong việc giao dịch nhà phố ngay tại thời điểm tiến hành đặt cọc. Thứ nhất là thoả thuận giá bán. Thứ hai là thoả thuận phương thức thanh toán. Thứ ba là cam kết về tiến độ thanh toán và bàn giao nhà. Thứ tư là nêu rõ trách nhiệm về thuế, phí và lệ phí. Thứ năm là thỏa thuận giá bán trên hợp đồng công chứng. Thứ sáu là tính chính danh của người giao dịch hợp đồng. Thứ bảy là thỏa thuận về vật tư trang thiết bị. Thứ tám là thanh toán các dịch vụ: điện nước, điện thoại... Và lưu ý cuối cùng là thỏa thuận thời gian, địa điểm sẽ công chứng.

Chuyên gia này phân tích, thực tế cho thấy không phải giao dịch nào cũng diễn ra thuận lợi. Có những trường hợp người mua phải vay ngân hàng, người bán đã nhận cọc rồi tiến hành lấy cọc để đi giao dịch một tài sản khác. Do đó, chỉ cần một khâu bị đình trệ có thể dẫn đến treo toàn bộ quy trình mua bán.

CEO Công ty Propzy Việt Nam - John Le cho biết, các giao dịch nhà đất thường gặp những tình huống bể kèo hoặc treo dài hạn vì những sai lầm tưởng chừng như rất nhỏ.

Theo ông John Le, thị trường cần có thêm những công cụ hỗ trợ giao dịch cho cả bên bán và bên mua từ khi bắt đầu tìm kiếm, khảo sát cho đến lúc thương lượng, ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán và hoàn tất thương vụ. "Làm được điều này không phải là dễ dàng nhưng sẽ tạo nền tảng tốt, giúp nâng hạng minh bạch cho thị trường và đảm bảo an toàn cho những đối tượng tham gia đầu tư, kinh doanh bất động sản", ông cho hay.

Theo Vnexpress

Bài viết cùng chủ đề

  • Doanh nghiệp địa ốc có tên trong danh sách dự án đang thế chấp ngân hàng “phản pháo”

    Doanh nghiệp địa ốc có tên trong danh sách dự án đang thế chấp ngân hàng “phản pháo”

    Tin thị trường
  • Nhà đầu tư bất động sản thứ cấp tăng gấp 3 lần

    Nhà đầu tư bất động sản thứ cấp tăng gấp 3 lần

    Tin thị trường
  • Thị trường bất động sản Việt Nam bị xếp hạng minh bạch thấp

    Thị trường bất động sản Việt Nam bị xếp hạng minh bạch thấp

    Tin thị trường
  • Phân khúc nhà ở 1 tỷ đồng có khả năng bùng nổ

    Phân khúc nhà ở 1 tỷ đồng có khả năng bùng nổ

    Tin thị trường
  • Mua bán nhà ở xã hội bất hợp pháp vẫn ngang nhiên hoạt động

    Mua bán nhà ở xã hội bất hợp pháp vẫn ngang nhiên hoạt động

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop