Dù liên tục tung ra đủ các chiêu để thu hút khách, nhưng kinh doanh của các trung tâm thương mại vẫn vô cùng… ế ẩm.
Dù liên tục tung ra đủ các chiêu để thu hút khách, nhưng kinh doanh của các trung tâm thương mại vẫn vô cùng… ế ẩm. Trong thời điểm khó khăn hiện nay, các TTTM đang chịu khá nhiều áp lực về kinh doanh do ảnh hưởng từ sự trì trệ của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt giữa các siêu thị và sự thận trọng trong mua sắm của người tiêu dùng.
Vào trung tâm thương mại để… dạo mát
Những ngày này, dạo quanh một số trung tâm thương mại (TTTM) lớn, khách hàng tuy đông, nhưng thay bằng tiếng rào rào quen thuộc ở các quầy thanh toán tiền người ta chỉ nghe thấy tiếng máy lạnh rù rì. Lí do chính là các TTTM lớn hướng mục đích phục vụ đến bộ phận khách hàng có thu nhập cao, vốn ít chịu ảnh hưởng từ "sức khỏe" của nền kinh tế, cũng đang lâm vào cảnh khách hàng đông mà doanh thu sụt giảm. Ghi nhận tại TTTM Crescent Mall (Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM), vào những ngày cuối tuần trong tháng 4, lượng khách chỉ đi xem nhiều hơn mua, dù nơi đây được biết đến với sự phong phú chủng loại hàng hóa cùng những thương hiệu quốc tế và nội địa nổi tiếng, ẩm thực lại đa dạng và môi trường mua sắm tiện nghi, thoải mái. Chị Thanh Mai, chủ shop quần áo thời trang Hàn Quốc tại đây cho biết, doanh số bán hàng của chị rất thấp, chỉ đạt 1-2 triệu đồng/ngày. Khách hàng chỉ đến vào cuối tuần và để tham quan, tránh nóng là chính, còn ngày thường vắng hoe. Có lẽ vì vậy mà Crescent Mall vẫn không lấp đầy được diện tích cho thuê, tầng 1 còn khả quan, tầng 2 hầu như bỏ trống.
Các TTTM cao cấp khác như: Parkson, Zen Plaza, Thương xá Tax, Diamond Plaza... có địa điểm thuận lợi ở ngay trung tâm thành phố và hoạt động đã lâu năm, tình hình kinh doanh cũng không mấy khả quan. Theo một đại diện của Diamond Plaza, lượng khách đến mua sắm đã giảm 20-40% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn theo bà Triệu Thị Hương Giang, Phó tổng giám đốc TTTM Zen Plaza, doanh thu bán hàng ở nơi này cũng giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách có nhu cầu thì mua ít hơn, còn khách vãng lai kén chọn rất kỹ trước khi quyết định mở ví tiền.
Để thu hút khách hàng, các TTTM phải tung ra nhiều chiêu cũ như: chương trình khuyến mãi, giảm giá 20 - 70%, mua 1 tặng 1, tích điểm thưởng… nhưng vẫn không vực dậy được sức mua của người tiêu dùng. Thậm chí TTTM Parkson (Q.1) có tiếng là xây dựng chương trình khuyến mại bài bản và mạnh tay giảm, giá theo kiểu "Ngày mua sắm" (bán giảm giá hàng đã hết mốt để giải phóng hàng tồn kho), nhưng sức mua vẫn không được cải thiện nhiều. "Về lý thuyết, hệ thống TTTM chỉ thực hiện các chương trình giảm giá vào một số dịp như lễ, tết, nhưng có một điều rất lạ là nhiều TTTM liên tục khuyến mại từ cuối năm 2011 kéo dài đến bây giờ mà doanh thu vẫn không tăng", bà Hương Giang chia sẻ. Ế ẩm không chỉ đẩy các chủ cửa hàng thuê mặt bằng vào tình trạng thất thu mà các chủ sở hữu TTTM cũng đau đầu tìm cách giữ chân người thuê. Ông Tham Tuck Choy, Tổng Giám đốc Parkson cho biết: "Chúng tôi đã liên tục giảm giá thuê gian hàng xuống 30-40% cũng như tạo điều kiện thanh toán linh hoạt cho người thuê, nhưng họ vẫn lần lượt trả lại mặt bằng". Thậm chí nhiều TTTM cạnh tranh với nhau gay gắt về giá mặt bằng để thu hút người thuê, nhưng nhiều chủ cửa hàng vẫn không kham nổi, phải chọn những địa điểm xa trung tâm để phù hợp với khả năng tài chính của họ.
Nhiều chuyên gia nhận định, trong thời điểm khó khăn hiện nay, các TTTM đang chịu khá nhiều áp lực về kinh doanh do ảnh hưởng từ sự trì trệ của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt giữa các siêu thị và sự thận trọng trong mua sắm của người tiêu dùng. Ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, trong các cuộc khảo sát về việc thực hiện chương trình khuyến mãi tại các TTTM, chúng tôi nhận thấy sức mua không tăng nhiều. Nguyên nhân người dân không mạnh tay chi tiêu vì phải tiết kiệm nhiều hơn do các tác động tiêu cực từ lạm phát, chưa kể thu nhập thực tế bị giảm đi vì các loại thuế, phí, giá cả sinh hoạt liên tục gia tăng. Khi người dân có khuynh hướng tiết kiệm, tiêu dùng sẽ tăng chậm và đây là lý do khiến doanh số bán lẻ quý I/2012 sau khi loại trừ yếu tố giá, tăng ở mức rất thấp là 5%.
Tuy cùng cảnh ngộ khách vắng "như chùa Bà Đanh" của các TTTM, nhưng các siêu thị điện máy còn khó khăn hơn vì hệ thống kinh doanh bị xếp ở "chiếu dưới" do quy mô nhỏ. Đành rằng các chủ doanh nghiệp siêu thị điện máy không chịu bó tay, nhưng quả thật vượt qua được những "cái khó" trong lúc này họ chỉ biết trông chờ vào… vận may.
Khó trăm bề!
HomeOne nằm ở vị trí khá đẹp, ngay "mũi tàu" của hai con đường Phan Văn Trị và Nguyễn Oanh (Gò Vấp, TP.HCM). Trước đây, khách vào siêu thị HomeOne từ hai con đường trên thông qua hai cửa bên hông. Cách đây khoảng 2 tháng, HomeOne đã mở thêm cổng mới, nhưng lượng khách hàng đến với siêu thị cũng không vì thế mà thay đổi. Những ngày qua, trong khi khách hàng chen chân mua sắm tại mô%3ḅt siêu thị gần đó vừa được khai trương cuối năm ngoái, còn siêu thị này thỉnh thoảng mới có thêm khách đến.
Nhưng đâu chỉ có HomeOne vắng khách! Trên con đường Hoàng Văn Thụ (Tân Bình, TP.HCM) có đến hàng chục siêu thị có "thâm niên" nhiều năm trong lĩnh vực bán lẻ hàng điê%3ḅn máy như: Hoàng Đính, Hoàng Vinh, Vương Quỳnh Trinh, Trần Thế, Mạnh Hùng, Ngọc Hưng… cũng trong tình cảnh tương tự. Hình ảnh thường thấy ở những siêu thị này là chỉ có nhân viên bán hàng, thỉnh thoảng mới có dăm ba khách đến. Mô%3ḅt buổi sáng ở trung tâm điê%3ḅn máy Trần Thế cũng chỉ vài chục lượt khách. Nhiều trung tâm điê%3ḅn máy trên đường Quang Trung (Gò Vấp, TP.HCM) như: Đinh Huy Hoàng, Tú Trinh… cũng có ít khách đến, dù tại đây vẫn bán những mặt hàng điê%3ḅn máy với giá tương tự nếu không nói là rẻ hơn các hê%3ḅ thống khác như: Thiên Hòa, Nguyễn Kim…
Không bán được hàng, cô%3ḅng với viê%3ḅc thiếu vốn đã làm nhiều nhà bán lẻ nhỏ không nhiều hàng mới để bán. Ông Đinh Anh Huân, tổng giám đốc Dienmay.com cho biết: "Các hê%3ḅ thống bán lẻ mới và quy mô nhỏ sẽ không được các nhà sản xuất liê%3ḅt vào đối tác chiến lược nên họ khó mua hàng với giá tốt nhất để cạnh tranh. Cùng mô%3ḅt mặt hàng, nhưng các nhà bán lẻ có qui mô nhỏ phải chịu mức giá cao hơn từ 3 – 7% so với các hê%3ḅ thống bán lẻ lớn". Ông Đỗ Khoa Tân, Giám đốc Công ty Điê%3ḅn tử Biên Hòa (Belco) xác nhâ%3ḅn: từ giữa năm 2011, nhà sản xuất chỉ có thể xuất hàng khi khách trả tiền mặt. Nếu tin tưởng đối tác, nhiều nhà sản xuất chỉ cho khách hàng nợ tối đa 7 ngày. "Không bán được hàng, các nhà bán lẻ nhỏ sẽ không đủ tiền mặt để đáp ứng yêu cầu đó. Vòng tròn luẩn quẩn ấy đã làm nhiều trung tâm, cửa hàng vốn đã khó giờ càng khó hơn", ông Tân phân tích thêm.
Ông Phan Thanh Hà, Giám đốc Siêu thị điê%3ḅn máy WonderBuy (đã phá sản từ tháng 6/2011) cay đắng xác nhâ%3ḅn: "Yếu tố thương hiê%3ḅu trong kinh doanh bán lẻ là rất quan trọng. Đã là thương hiê%3ḅu lớn, bán kiểu nào cũng có khách mua. Còn hê%3ḅ thống nhỏ và mới, khi nào còn khuyến mãi còn khách, hết khuyến mãi chẳng có khách nào dù giá như nhau, cho dù cùng chung mô%3ḅt nhà sản xuất, chung nhóm sản phẩm".
Tìm nhiều cách để thoát
Để tồn tại, nhiều hê%3ḅ thống bán lẻ điê%3ḅn máy không chỉ có hình thức bán lẻ mà còn bán sỉ cho đại lý ở tỉnh và quâ%3ḅn, huyê%3ḅn ngoại thành của TP.HCM. Bà T. trưởng phòng kinh doanh của mô%3ḅt trung tâm bán lẻ điê%3ḅn máy cho biết: "Nếu mua sỉ, được giảm từ 3 - 5% so với giá bán lẻ, chi phí vâ%3ḅn chuyển khách hàng tự lo, bên bán chỉ lo bảo hành". Không tiết lô%3ḅ doanh số bán sỉ như thế nào, nhưng theo bà T, siêu thị này vẫn còn đủ khả năng để tồn tại vì khách hàng mua sỉ của siêu thị này trải dài ở các tỉnh, từ Bình Định, Gia Lai, Dak Lak, cho đến An Giang, Cà Mau... Còn khoản tiền thuê mặt bằng, siêu thị này không phải chi trả vì mặt bằng là tài sản riêng của chính ông chủ siêu thị.
Với điều kiện như vâ%3ḅy, những siêu thị như: Đinh Huy Hoàng, Tú Trinh, Trần Thế, Vương Quỳnh Trinh… chỉ cần doanh thu 200 triê%3ḅu đồng/ngày, lợi nhuâ%3ḅn đủ trả tiền lương, điê%3ḅn nước, chi phí vâ%3ḅn chuyển, thuế… và có lãi khoảng 1 - 2%.
Trong khi các hê%3ḅ thống bán hàng lớn liên tục quảng cáo trên báo đài, treo băng rôn, phát tờ rơi để thu hút khách hàng thì các hê%3ḅ thống bán lẻ nhỏ lại tìm "lối đi riêng" bằng cách tiết kiê%3ḅm chi phí tiếp thị, truyền thông theo hướng rẻ nhất. Mô%3ḅt nhân viên phòng kinh doanh của siêu thị Trần Thế cho biết, thỉnh thoảng mới quảng cáo trên báo vào những ngày lễ lớn, còn phần lớn là "im lặng". "Thay vì quảng cáo, chúng tôi hạ giá sản phẩm để khách hàng được lợi hơn. Đây là lý do vì sao giá nhiều mặt hàng ở đây thấp hơn các siêu thị khác". Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Tiếp thị iDeas cho biết, siêu thị này chuyển sang chọn hình thức quảng bá trên Google, tin nhắn SMS… "Chúng tôi chọn phân khúc khách hàng là nhân viên văn phòng nên những kênh tiếp thị này hiê%3ḅu quả hơn. Quảng cáo trên các phương tiê%3ḅn khác cũng được, nhưng chi phí cao quá", ông Vinh nói.
Năm 2011, nhiều chuyên gia về bán lẻ ngành hàng điê%3ḅn máy đã cảnh báo: thị trường này sẽ "ảm đạm", nhiều hê%3ḅ thống siêu thị yếu và nhỏ đã nhìn thấy tương lai "phá sản", vấn đề còn lại là thời gian chịu đựng của nhà bán lẻ (về mặt tài chính và cả sức mua của thị trường) đến bao giờ mà thôi. Năm 2011, nhiều nhóm hàng có doanh số tăng, nhưng chủ yếu nằm trong tay các nhà bán lẻ lớn. Nhiều doanh nghiê%3ḅp bán lẻ nhỏ và cả mô%3ḅt vài thương hiê%3ḅu lớn bước sang quý II/2012 đang trong tình trạng nợ nần vì không bán được hàng. Chuyê%3ḅn phá sản hoặc đóng cửa với nhiều nhà bán lẻ nhỏ (thậm chí cả một vài hê%3ḅ thống lớn) vào dịp cuối năm mới có thể thống kê cụ thể!
(Theo DDDN)