logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Có được phân chia tài sản thừa kế đã sang tên?

Tư vấn luật

16:41 | 26/12/2018

Hỏi: Gia đình tôi có 4 anh, chị em hiện đã có gia đình và ở riêng. Bố mẹ đã làm thủ tục sang tên toàn bộ giấy tờ nhà đất đứng tên tôi song không để lại di chúc trước khi mất. Các anh chị em ruột đang muốn chia đều tài sản này.

  • Thừa kế nhà, đất có cần nộp thuế phí hay không?
  • Người thừa kế nhà đất mất trước người lập di chúc, di sản chia thế nào?
  • Chồng viết di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho con riêng, vợ có quyền đòi lại?

Vậy xin hỏi luật sư, tôi có được toàn quyền sở hữu nhà, sử dụng đất mà bố mẹ để lại?

Chân thành cảm ơn!

Trịnh Huy Tùng (Thanh Hóa)

chia tài sản thừa kế
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho thuê, tặng cho, thừa kế, thế chấp và góp vốn quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai. (Ảnh minh họa)

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai, người sử dụng đất được thực hiện các quyền sau: quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho thuê, tặng cho, thừa kế, thế chấp và góp vốn quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.  

Việc chứng thực, công chứng văn bản, hợp đồng thực hiện các quyền của người sử dụng đất thực hiện như sau:

- Việc công chứng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng và việc chứng thực hiện tại UBND cấp xã;

- Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất cùng tài sản gắn liền với đất được chứng thực hoặc công chứng theo quy định pháp luật về dân sự;

- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng cho thuê lại, cho thuê quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất cùng tài sản gắn liền với đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ được chứng thực hoặc công chứng theo yêu cầu của các bên;

- Phải chứng thực hoặc công chứng hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (ngoại trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này).

Theo thông tin mà ông Tùng cung cấp thì bố mẹ ông khi còn sống đã làm thủ tục sang tên toàn bộ giấy tờ nhà đất đứng tên ông Tùng. Tuy nhiên, ông Tùng không nêu rõ bố mẹ ông chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà cho ông theo hình thức nào, là tặng cho hay chuyển nhượng? hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng có được chứng thực hoặc công chứng hay không? Ông Tùng đã đăng ký biến động quyền sử dụng đất sang tên ông sau khi được bố mẹ tặng cho/chuyển nhượng chưa?

Giao dịch trở nên vô hiệu trong trường hợp bố mẹ ông Tùng thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho ông sai quy định về nội dung, hình thức, chủ thể. Hơn nữa, do bố mẹ ông không để lai di chúc nên các anh chị em ruột của ông Tùng có quyền yêu cầu phân chia di sản theo pháp luật. 

Nếu khi lập hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho ông Tùng, bố mẹ ông có chứng thực tại UBND cấp xã hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng; đồng thời, ông Tùng cũng đã đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai và đã đứng tên người sử dụng đất, sở hữu nhà trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì ông có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo hợp đồng.

Trong trường hợp này, dù bố mẹ ông Tùng không để lại di chúc thì anh chị em ruột của ông cũng không có quyền yêu càu chia di sản thừa kế theo pháp luật. Bởi lẽ, khi qua đời, bố mẹ ông Tùng không còn tài sản để lại.

Luật sư Trần Văn Toàn
(Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội)

Theo Chinhphu.vn

Bài viết cùng chủ đề

  • Thắc mắc về thủ tục, trình tự tách thửa đất

    Thắc mắc về thủ tục, trình tự tách thửa đất

    Tư vấn luật
  • Thắc mắc về quyền thừa kế tài sản

    Thắc mắc về quyền thừa kế tài sản

    Tư vấn luật
  • Quy định về việc chuyển nhượng dự án đầu tư có sử dụng đất

    Quy định về việc chuyển nhượng dự án đầu tư có sử dụng đất

    Tư vấn luật
  • Quy định về khoảng lùi xây dựng của công trình cao tầng

    Quy định về khoảng lùi xây dựng của công trình cao tầng

    Tư vấn luật
  • Quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

    Quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

    Tư vấn luật
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Sổ đỏ, sổ hồng

  • Quản lý, sử dụng nhà, đất

  • Thu hồi đất

  • Mua bán nhà, đất

  • Xây dựng - Hoàn công

Desktop