logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Thừa kế nhà đất bằng di chúc miệng có hợp pháp không?

Tư vấn luật

08:59 | 04/05/2020

Tuy di chúc bằng văn bản mới là hình thức được sử dụng phổ biến, có giá trị chứng cứ cao, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt hoặc bất khả kháng, nhiều người vẫn dùng “di chúc miệng” (bằng lời nói) để phân chia tài sản. Vậy di chúc miệng có hiệu lực hay không và có thể dùng làm căn cứ để giải quyết tranh chấp di sản thừa kế?

  • Thừa kế nhà, đất có cần nộp thuế phí hay không?
  • Người thừa kế nhà đất mất trước người lập di chúc, di sản chia thế nào?
  • Chồng viết di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho con riêng, vợ có quyền đòi lại?

Anh Hà (quận 7, TP.HCM) cho biết vào tháng 12 năm ngoái, mẹ anh thấy không còn khỏe nên đã tổ chức họp gia đình. Người tham gia gồm có mẹ anh, ba người con (trong đó có anh và 2 chị gái) cùng một người bà con trong họ. Trong cuộc họp đó, mẹ anh đã hứa miệng rằng sau khi bà mất sẽ để lại căn nhà cho anh Hà (vì anh là người trực tiếp chăm sóc bà lúc đau ốm). Sau đó thì bà mất, nhưng nay 2 chị gái của anh Hà lại có ý tranh chấp và không đồng ý cho anh thừa kế căn nhà. Lý do họ đưa ra là mẹ mất không để lại di chúc bằng văn bản nên tài sản phải chia đều, không công nhận di chúc miệng trong cuộc họp gia đình năm trước. Điều này có được phép hay không?

hình vẽ nhiều người đứng tranh luận với nhau về 1 ngôi nhà
Di chúc miệng có hiệu lực về pháp lý hay không? Ảnh minh họa: Internet

Theo quy định của pháp luật hiện hành, di chúc có thể được thể hiện dưới hình thức di chúc miệng hoặc bằng văn bản. Dù được thực hiện dưới hình thức nào thì di chúc đó cũng phải đáp ứng đủ điều kiện do Luật định mới có hiệu lực. 

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Như vậy việc lập di chúc miệng phải trong trường hợp thực sự cấp thiết do bị bệnh tật hay các nguyên nhân khác mà không thể lập được di chúc bằng văn bản. Theo đó, lý do lập di chúc miệng trong trường hợp của mẹ anh Hà là có thể chấp thuận. Tuy nhiên, để di chúc miệng có hiệu lực thì phải thỏa mãn 3 điều kiện sau đây:

1. Di chúc miệng phải có ít nhất 2 người làm chứng. Người làm chứng không được là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người làm chứng phải là người đã đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự và không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Như vậy ngay từ điều kiện có hiệu lực thứ nhất, di chúc miệng của mẹ anh Hà đã không đảm bảo được. Bởi lẽ, trong cuộc họp gia đình nhằm công bố di chúc miệng đó, chỉ có duy nhất 1 người làm chứng đủ điều kiện (người bà con trong họ), trong khi đó quy định pháp luật phải có ít nhất 2 người làm chứng.

2. Những người làm chứng ngay sau khi nghe di chúc miệng phải ghi chép lại và cùng kí tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó.

3. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng phải đi công chứng, chứng thực di chúc đó.

Như vậy, căn cứ vào những thông tin anh Hà cung cấp thì di chúc miệng của mẹ anh không đảm bảo được các yêu cầu về tính hợp pháp của di chúc miệng. Do đó, di chúc này không có hiệu lực và 2 chị gái của anh có quyền đòi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật (trường hợp không có di chúc). Khi đó, anh Hà và 2 chị gái cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người đã khuất nên di sản thừa kế (căn nhà) sẽ được chia đều cho cả 3 người.

Linh Phương (TH)

>> Có được phân chia tài sản thừa kế đã sang tên?

Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/05/01/thua-ke-nha-dat-bang-di-chuc-mieng-co-hop-phap-khong
Theo Tạp chí Thanh niên

Bài viết cùng chủ đề

  • Mẹ chồng hứa cho đất, con dâu hồ hởi xây nhà để rồi phải ra đi tay trắng

    Mẹ chồng hứa cho đất, con dâu hồ hởi xây nhà để rồi phải ra đi tay trắng

    Tư vấn luật
  • 7 trường hợp không được cấp sổ đỏ trong năm 2020

    7 trường hợp không được cấp sổ đỏ trong năm 2020

    Tư vấn luật
  • Con không chăm sóc, cha mẹ có quyền đòi lại đất đã cho?

    Con không chăm sóc, cha mẹ có quyền đòi lại đất đã cho?

    Tư vấn luật
  • Mua bán đất không công chứng: 3 trường hợp ngoại lệ được cấp sổ đỏ

    Mua bán đất không công chứng: 3 trường hợp ngoại lệ được cấp sổ đỏ

    Tư vấn luật
  • 5 khác biệt giữa trưng dụng đất và thu hồi đất

    5 khác biệt giữa trưng dụng đất và thu hồi đất

    Tư vấn luật
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Sổ đỏ, sổ hồng

  • Quản lý, sử dụng nhà, đất

  • Thu hồi đất

  • Mua bán nhà, đất

  • Xây dựng - Hoàn công

Desktop