Nhà tôi đang ở do ông cha để lại, nhưng không có di chúc. Ngôi nhà này chưa được cấp sổ đỏ mà chỉ có giấy tờ đứng tên cụ chúng tôi. Hiện nay, ngôi nhà trên có ba gia đình cùng sinh sống đã lâu năm, đều là con, cháu ruột của cụ. (Nguyễn Hồng Diên)
Nhà tôi đang ở do ông cha để lại, nhưng không có di chúc. Ngôi nhà này chưa được cấp sổ đỏ mà chỉ có giấy tờ đứng tên cụ chúng tôi. Hiện nay, ngôi nhà trên có ba gia đình cùng sinh sống đã lâu năm, đều là con, cháu ruột của cụ. (Nguyễn Hồng Diên)
Yêu cầu:
Ngôi nhà này có diện tích 175 m2, trong đó gia đình thứ nhất nộp thuế đất là 55 m2; gia đình thứ hai nộp thuế đất là 40 m2; còn gia đình tôi nộp thuế đất là 80 m2 (bao gồm cả diện tích riêng và sử dụng chung). Gia đình tôi thực tế đang sử dụng 50 m2, trong đó diện tích sử dụng chung mà tôi nộp thuế là nhiều nhất 30 m2 nhưng tôi lại không được sử dụng chung như hai gia đình còn lại. Xin hỏi, tôi có quyền được sử dụng phần diện tích chung của 3 hộ gia đình mà tôi đang nộp thuế không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Điều 631 Bộ luật Dân sự quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật".
Căn cứ tại mục a.2, a.3 nghị Quyết 02/2004/NQ-HĐTP TANDTC:
- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
- Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Như vậy, trường hợp của bạn thuộc diện hưởng thừa kế không có di chúc và việc phân chia di sản thừa kế do các đồng thừa kế thỏa thuận phân chia với nhau hoặc các bên không chính thức phân chia cụ thể. Dù vậy, diện tích đất của từng gia đình và việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà đất với Nhà nước trong một thời gian dài mà không có sự tranh chấp thì cũng được coi là tài sản đã được các bên thống nhất chia. Ngoài nghĩa vụ nộp thuế phần đất mà các gia đình đang ở ra thì các bên thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ nộp thuế các phần diện tích sử dụng chung.
Việc gia đình bạn nộp thuế sử dụng đất cho phần diện tích chung nhiều hơn hai gia đình kia và bạn không được sử dụng phần diện tích chung đó, do câu hỏi của bạn không giải thích rõ nguyên nhân vì sao gia đình bạn không được sử dụng diện tích chung (do điều kiện vị trí hay do hai gia đình kia phản đối). Tuy nhiên căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn thì đối với phần diện tích sử dụng chung đó thì bạn có quyền sử dụng như hai hộ gia đình còn lại và các gia đình nên thỏa thuận với nhau về quyền sử dụng diện tích chung và phân chia trách đồng đều nghĩa vụ nộp thuế đối với diện tích sử dụng chung đó. Bạn nên họp các gia đình lại và bàn bạc thống nhất với nhau về vấn đề này.
Luật sư Hà Thị Thanh
Văn phòng Luật sư Đức Quang