logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

“Đòi” bình đẳng đất đai cho doanh nghiệp vốn ngoại

Chính sách - Quy Hoạch

11:56 | 11/08/2014

Luật Đất đai còn sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước về hình thức sử dụng đất.

  • Tp.HCM đầu tư lớn cho nhà ở xã hội
  • Chuyên gia: Cần thiết siết tín dụng bất động sản trong năm 2019
  • HoREA kiến nghị miễn cấp phép xây dựng với công trình nhà ở riêng lẻ

Đây là ý kiến của Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế tại hội thảo về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 11/8.

Quyền đang bị hạn chế

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng Luật Đất đai là một trong số các luật có nhiều quy định cần phải sửa đổi tại dự thảo một luật sửa nhiều luật nói trên.

Sự phân biệt đối xử về hình thức sử dụng đất, theo các vị luật sư, cụ thể là bên cho vay nước ngoài không thể nhận thế chấp bất động sản ở Việt Nam. Và điều này được cho là hạn chế việc giải quyết tình trạng khó mua bán nợ xấu.

Theo Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế, Luật Đất đai cần được sửa đổi để cho phép tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài cũng có được quyền sử dụng đất theo các hình thức như các tổ chức kinh tế trong nước.

Tổ chức nước ngoài có thể trực tiếp nhận thế chấp đối với bất động sản hoặc uỷ thác cho một ngân hàng tại Việt Nam nhận tài sản bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài.

đất đai
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc hội thảo 

Cũng liên quan đến Luật Đất đai, nhóm nghiên cứu của CIEM phát hiện, quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế trong trường hợp nhận chuyển nhượng đất.

Nhóm nghiên cứu phân tích, theo điều 4 của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. Như vậy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, điều 3 Luật Đất đai thì lại loại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế.

Một số quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế hơn so với tổ chức kinh tế, trong đó có quyền được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình mà chỉ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu đô thị mới để thực hiện dự án đầu tư.

Đề xuất mở rộng diện Nhà nước thu hồi đất

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện, theo Luật Đất đai, Nhà nước chỉ thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Do vậy, quỹ đất để Nhà nước giao, cho thuê bị thu hẹp lại, dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn thực hiện dự án đầu tư nhưng không có quỹ đất đất để thực hiện. Trong khi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể có nguồn lực tài chính để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình.

Đề xuất sửa đổi của nhóm nghiên cứu là mở rộng quyền cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tiếp cận đất đai bằng một trong hai hình thức.

Một là cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư.

Và hai là, mở rộng diện Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Theo Vneconomy

Bài viết cùng chủ đề

  • Không có đất, vẫn được nhận đền bù đến cả tỷ đồng

    Không có đất, vẫn được nhận đền bù đến cả tỷ đồng

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Làm gì để phát huy tác dụng cầu bộ hành

    Làm gì để phát huy tác dụng cầu bộ hành

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Tháo dỡ chung cư 50 tuổi sắp sập ở trung tâm Sài Gòn

    Tháo dỡ chung cư 50 tuổi sắp sập ở trung tâm Sài Gòn

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Vì sao chung cư bị chậm cấp chủ quyền

    Vì sao chung cư bị chậm cấp chủ quyền

    Chính sách - Quy Hoạch
  • 180 căn nhà tại Hà Nội chờ sập uy hiếp tính mạng dân phố cổ

    180 căn nhà tại Hà Nội chờ sập uy hiếp tính mạng dân phố cổ

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop