Để xem xét việc đầu tư công trình thư viện thành phố, mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao thăm quan, nghiên cứu, đề xuất địa điểm xây dựng công trình.
Theo đó, để học hỏi về mô hình hoạt động này,
đoàn công tác dự kiến sang Belarus tìm hiểu, nghiên cứu
Sở Văn hóa Hà Nội xác định, mô hình thư viện Belarus là tổ hợp công trình văn hóa, thư viện, lưu trữ, tổ chức sự kiện, công viên, khu giải trí. có tiềm năng khai thác kinh doanh và phục vụ khách du lịch. Do vậy, Hà Nội cần học hỏi, nghiên cứu cụ thể để đầu tư một công trình mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tinh thần của Thủ đô.
Theo đề xuất này, Ông Ngô Văn Quý – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã giao Sở kế hoạch chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập một đoàn công tác của thành phố đi Cộng hòa Belarus thăm và học hỏi cách xây dựng, quản lý thư viện, sau đó báo cáo UBND thành phố.
Ngày 15/10/1956, thư viện Hà Nội ra đời với tên gọi “Phòng đọc sách nhân dân” tại nhà Thủy Tạ bên bờ Hồ Gươm.
Sau đó, thư viện nhân dân Hà Nội được thành lập vào tháng 1/1959 và chuyển về trụ sở 47 phố Bà Triệu, Hoàn Kiếm.
Đến tháng 8/2008, để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, công trình này khánh thành trụ sở mới với 2 khối nhà cao tầng hình trang sách trang vở. Công trình có tổng diện tích sàn hơn 6000 m2.
Tháng 2/2009, Thư viện Hà Nội hợp nhất với Thư viện tỉnh Hà Tây, có thêm trụ sở mới tại 2B đường Quang Trung, Hà Đông. Trụ sở mới này là tòa nhà 3 tầng, thiết kế hình dải lụa, tổng diện tích sàn trên 2000m2.
Hiện nay, Thư viện Hà Nội đang có hơn 48 vạn tài liệu, trong đó có đến 402 đầu báo, tạp chí, khoảng 2 vạn tài liệu địa chí Hà Nội dưới các loại hình như bản đồ, văn bia, thần tích, hương ước, thần sắc…