Khu Liên hợp thể thao Rạch Chiếc bao gồm các hạng mục như khu luyện tập, nhà thi đấu bóng đá trong nhà, bóng rổ, bóng chuyền, nhà ăn tập thể, khu lưu trú, văn phòng điều hành với tổng vốn đầu tư lên tới 34.000 tỷ đồng.
Từ năm 2017-20120, Tp.HCM sẽ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng chi phí gần 7.000 tỷ đồng để các nhà đầu tư triển khai dự án. Qua tìm hiểu được biết, hiện nay đã có một tập đoàn đầu tư địa ốc trong nước đồng ý bỏ ra 7.000 tỷ đồng cho Tp.HCM "vay" để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng khu vực này. Đổi lại, doanh nghiệp này muốn nhận được những lô đất ở khu Đông để có thể phát triển dự án nhà ở trong tương lai.
UBND Tp.HCM có chủ trương đầu tư dự án Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc với diện tích 222 ha từ năm 1994. Trong đó, 180 ha sẽ dùng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật. Phần diện tích còn lại sẽ dành cho các doanh nghiệp tư nhân đấu thầu đầu tư vào công trình phức hợp nằm trong khuôn viên của Khu liên hợp. Tuy vậy, sau hơn 20 năm, nơi đây vẫn là khu đầm lầy, ao hồ mênh mông được người dân khai thác nuôi trồng thủy sản.
Khu Liên hợp Thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch tại vị trí khá đắc địa ở trung tâm khu Đông.
Dự án có mặt tiền ngay giao lộ Mai Chí Thọ - Xa lộ Hà Nội, một mặt giáp đường dẫn lên cao
tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Phía trong dự án này, ngoài con đường duy nhất được xây dựng dở dang, nhiều hộ dân nơi đây
vẫn lấn chiếm đất để nuôi trồng thủy sản.
Hơn 20 năm sau quy hoạch, nơi đâyvẫn còn là ao ruộng.
Được biết, trước đó, đã có bốn nhà đầu tư gồm Nutifood, Tập đoàn J-CODE (Nhật Bản), Thái Sơn Nam và Công ty TNHH Vietnam Sports Platform (Hàn Quốc) muốn được tham gia đầu tư các công trình thuộc dự án. Trong đó, Công ty Vietnam Sports Platform còn đề xuất xây dựng sân vận động thể thao tiêu chuẩn quốc tế tích hợp đường đua xe đạp lòng chảo trong nhà và đường đua xe mô tô ngoài trời với diện tích đất khoảng 15 héc ta và tổng vốn đầu tư lên tới195 triệu USD.
Tập đoàn J-CODE (Nhật Bản) lại muốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ dự án theo hình thức hợp tác công-tư.
Công ty Thái Sơn Nam, một nhà đầu tư trong nước cũng đề xuất được đầu tư xây dựng trung tâm thể thao bóng đá futsal với diện tích 11 ha trong khu liên hợp này. Một nhà đầu tư nội nữa là Công ty Nutifood đề xuất xây dựng một học viện bóng đá quy mô hiện đại bằng nguồn vốn xã hội hóa trên diện tích khoảng 5 ha thuộc khu liên hợp Rạch Chiếc.
Bên trong khu đất được quy hoạch hơn 20 năm trước là ao hồ nuôi tôm, cá của các hộ dân lân cận.
Một số doanh nghiệp BĐS tại Tp.HCM cho rằng đây là khu đất có vị trí đắc địa nhất tại khu
Đông tính đến thời điểm này chưa được khai thác. Khi khu thể thao này đi vào hoạt động,
khu Đông sẽ là trở thành "mỏ vàng" cho thị trường nhà ở.
Từ trên cao nhìn xuống, có thể thấy toàn bộ khu đất của siêu dự án vẫn chưa có một cơ sở hạ tầng
hoàn chình nào.
Một phần con đường đang được xây dựng dang dở bên trong khu đất rộng lớn này.
Dự án Khu Liên hợp thể thao Rạch Chiếc có vị trí đắc địa với hệ thống giao thông kết nối đồng bộ.
Hơn nữa, đây còn là vị trí đặc biệt, nằm cạnh 3 nhà ga lớn thuộc tuyến metro số 1
Bến Thành - Suối Tiên.
Hình ảnh phối cảnh siêu dự án Khu Liên hợp thể thao Rạch Chiếc quy mô 34.000 tỷ
đồng đang chờ vốn và các nhà đầu tư.
Theo thông tin từ UBND Tp.HCM, nhóm kiến trúc sư thiết kế sân vận động sẽ trình bản quy hoạch toàn bộ khu Rạch Chiếc (theo tỷ lệ 1/2.000) lên lãnh đạo thành phố vào cuối tháng 9 này để các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại, UBND quận 2 đang gấp rút thực hiện việc giải tỏa mặt bằng tại khu Rạch Chiếc. Theo dự kiến, cuối năm 2018, sẽ giải tỏa xong. Như vậy, đến đầu năm 2019, các đơn vị có thể khởi công xây dựng.
Dự tính, thời gian thi công kéo dài khoảng 2 năm rưỡi để đảm bảo tiến độ cho việc tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn trong nước cũng như trong khu vực, nhất là khi Tp.HCM đang hướng đến đăng cai Sea Games lần thứ 31. Theo Tp.HCM, Khu Liên hợp thể thao này hoàn toàn không có chức năng ở mà có chức năng trung tâm thương mại và văn phòng.