Theo đó, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài gần 140km, bao gồm 131,5km đường cao tốc, 8,02km đường nối với QL1A.
Theo đó, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài gần 140km, bao gồm 131,5km đường cao tốc, 8,02km đường nối với QL1A.
Các vấn đề liên quan đến chính sách đền bù và tái định cư được các bên liên quan đặc biệt quan tâm và chú trọng khi triển khai Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
209 tỷ đồng/km - Đó là mức đầu tư dành cho đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa được BQL Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đưa ra tại buổi làm việc giữa UBND TP Đà Nẵng, Bộ GTVT cùng đại diện Ngân hàng WB diễn ra sáng ngày 12/8.
Theo đó, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài gần 140km, bao gồm 131,5km đường cao tốc, 8,02km đường nối với QL1A. Dự án do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư (PMU 85 làm đại diện) với tổng mức dự toán 29.203 tỷ đồng (xấp xỉ 209 tỷ đồng/km) từ nguồn vốn vay của WB (576 triệu USD, tương ứng 38%), Jica (725 triệu USD, tương ứng 48%) và vốn đối ứng của phía Việt Nam (khoảng 200 triệu USD tương ứng 14%). Trong đó, phần vốn vay sẽ được sử dụng đầu tư xây dựng, vốn đối ứng phía Việt Nam sẽ phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, rộng mặt đường 26m, mặt đường bằng bê tông asphalt (dự phòng mở rộng 6 làn trong tương lai) với tốc độ lưu thông 120km/h, cùng các hạng mục cầu, cống thoát nước…với chi phí thiết kế 17 triệu USD.
Tại buổi làm việc, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, việc xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có ý nghĩa rất lớn về phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực, đặc biệt là tại các địa phương có đường cao tốc đi qua với chỉ số đánh giá hiệu quả trên 20%. Tuy nhiên, khó khăn trong hoạt động triển khai là kế hoạch và chính sách giải phóng mặt bằng của mỗi địa phương khác nhau, và sai khác giữa quy định hiện hành của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới nên các bên cần có những giải pháp giải quyết các vướng mắc trong chính sách GPMB để dự án có thể nhanh chóng được triển khai và đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ đã đặt ra.
Với kinh nghiệm quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đại diện UBND TP Đà Nẵng khẳng định về năng lực và khả năng triển khai, điều hành dự án đối với công tác giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư trong suốt thời gian qua. Đồng thời hy vọng các bên sẽ hợp tác lâu dài trong thời gian tới.
Theo khảo sát của VEC, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ thu hồi vĩnh viễn khoảng 9,6 triệu m2 đất các loại, gần 66,3 nghìn m2 nhà cửa… Riêng đối với 8km đường cao tốc đi qua địa phận TP Đà Nẵng (bắt đầu tại điểm giao giữa QL14B và QL1A đoạn qua ngã ba Túy Loan) sẽ làm 424 hộ dân thuộc 3 xã Hòa Nhơn, Hòa Phong và Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) phải di dời. Trong đó, sẽ bố trí tái định cư cho 389 hộ với nhu cầu diện tích đất bố trí 35.120m2, (25 hộ sẽ tự di dời, 364 hộ sẽ được bố trí tái định cư tại các khu tái định cư mới và các chi phí hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề…với tổng chi phí là 95 tỷ đồng.
Dự kiến cuối năm 2010, Ban QLDA sẽ bàn giao cắm mốc GPMB cho các địa phương, cuối năm 2011 dự án sẽ được triển khai. Dự án được chia làm 2 đoạn: Đà Nẵng - Tam Kỳ (Quảng Nam); Tam Kỳ - Quảng Ngãi và hoàn thành sau 4 năm xây dựng.
(Theo VTC)